Đối với một doanh nghiệp vừa và nhỏ, email marketing là cơ hội để phát triển nền tảng khách hàng trung thành và để xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa khách hàng và thương hiệu. Email marketing còn là kênh mang lại tỷ suất lợi nhuận cao nhất trong bất kỳ chiến lược marketing nào. Theo DMA, tỷ số lợi nhuận (ROI: Return On Investment) của email marketing là khoảng 32 đô la cho mỗi đô la chi tiêu. Đó là ROI cao nhất của bất kỳ chiến lược tiếp thị nào cho đến nay. Vậy, điều gì làm nên một chiến lược email marketing hiệu quả? 

Điều gì làm nên một chiến dịch email marketing thu hút người xem? Có phải là sự cá nhân hóa cho từng người nhận?

Câu trả lời là: Email marketing cần nỗ lực (rất nhiều!). Doanh nghiệp không thể chỉ gửi email và đợi doanh thu đổ về. (Chưa kể, trước tiên doanh nghiệp cần phải có được email của khách hàng, và phải thử nhiều cách để làm được điều đó.) 

Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp kinh doanh đơn lẻ sẽ thấy email marketing là một phương tiện mạnh mẽ để tạo ra doanh số bán hàng và phát triển doanh nghiệp của mình nếu làm theo những nguyên tắc sau.

1. Bắt đầu xây dựng danh sách email từ sớm

Một trong những sai lầm lớn nhất mà nhiều doanh nghiệp nhỏ mắc phải với email marketing là không bắt đầu xây dựng danh sách email từ sớm. Mọi người cung cấp email của họ cho các thương hiệu mà họ biết và tin tưởng – điều đó tốn nhiều thời gian để doanh nghiệp có thể phát triển mối quan hệ với người tiêu dùng.

Hãy bắt đầu xây dựng danh sách email sớm nhất có thể. Dưới đây là một số chiến thuật mà doanh nghiệp có thể thử:

  • Sử dụng CTA (lời kêu gọi hành động) trên các bài đăng trên blog. Khuyến khích mọi người đăng ký để tìm hiểu thêm về những gì họ vừa đọc.
  • Tạo các trang đích được thiết kế khác nhau cho từng đối tượng mục tiêu để thu hút khách hàng để lại email nhanh chóng hơn.
  • Cung cấp một cái gì đó có giá trị cho khách hàng. Một chiến lược phổ biến bao gồm việc cung cấp một ebook miễn phí hoặc các phần nội dung phù hợp và theo ngữ cảnh khác để bổ sung cho những gì doanh nghiệp đã xuất bản.
  • Sử dụng banner hoặc box đăng ký trên trang chủ website. Banner và box đăng ký cần hiển thị sao cho không cản trở trải nghiệm mua hàng của họ, nhưng đồng thời đủ thu hút để họ không muốn bỏ lỡ.
Bắt đầu xây dựng danh sách email từ sớm

Medium đặt một banner đăng ký ở nửa trang đầu sau khi người đọc đã có một chút thời gian để quan tâm đến các bài đăng nổi bật. Nguồn: Medium.

2. Chọn loại email để gửi

Đã đến lúc bắt đầu xem xét loại email doanh nghiệp muốn gửi cho khách hàng. Tùy thuộc vào đối tượng mục tiêu và sản phẩm hoặc dịch vụ mà nội dung và loại email cần được cân nhắc và tùy chỉnh cho phù hợp. Dưới đây là một số loại email phổ biến nhất mà doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể thử nghiệm:

Bản tin điện tử

Bản tin điện tử

Bản tin điện tử rất phổ biến, hiệu quả và thú vị. Đây là một cách sáng tạo để người đăng ký biết về các tin tức cập nhật mới nhất, doanh số bán hàng, thông báo đặc biệt hoặc các phần nội dung thú vị của nhãn hàng.

Nhiều thương hiệu cũng dùng bản tin như một loại tạp chí kỹ thuật số. Họ chọn những nội dung hay nhất và thú vị nhất hàng tuần hoặc hàng tháng để gửi cho khách hàng. Bản tin điện tử là một cơ hội để doanh nghiệp có thể sáng tạo và tùy chỉnh để tìm ra phiên bản phù hợp và hiệu quả nhất cho từng tệp khách hàng.

Chiến dịch Nhỏ giọt 

Chiến dịch Nhỏ giọt 

Một chiến dịch nhỏ giọt là một loạt các email tự động được kích hoạt để tự động gửi theo nhiều luồng khác nhau tùy thuộc vào hành động của người nhận. Email nhỏ giọt giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu lâu hơn một cách tự nhiên.

Gửi riêng

Một email gửi riêng là một email được gửi đến một phân khúc người đăng ký cụ thể. Đây là một cách hiệu quả để nhắm đến mục tiêu cá nhân hơn, đến nhân khẩu học trong đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp để thúc đẩy chuyển đổi. Một số phân đoạn trong danh sách email mà doanh nghiệp nên xem xét nhắm mục tiêu bao gồm:

  • Khách hàng trung thành và quay lại. Cho họ thấy thêm tình yêu vì họ tiếp tục quay trở lại! Hãy “nhấn chìm” hộp thư của bằng các phiếu giảm giá, các dịch vụ độc quyền và thông tin nội bộ mà những người khác không thể có.
  • Ngày kỷ niệm hoặc sinh nhật. Có ai đó đã là khách hàng trong một năm? Năm năm? Hãy cho họ biết và thể hiện sự đánh giá cao của doanh nghiệp.
  • Những kẻ “núp lùm”. Hãy thu hút những khách hàng không hoạt động trong thời gian dài bằng cách gửi đi một email chăm sóc đặc biệt.
Gửi riêng

Email quảng cáo

Email marketing là một cách tuyệt vời để các doanh nghiệp nhỏ có thể nâng cao nhận thức về tất cả các dịch vụ mới nhất của mình. Hãy gửi email mỗi khi có sản phẩm mới ra lò hay một dịch vụ được đổi mới. 

Tuy nhiên, hãy gửi email quảng cáo một cách cẩn thận.

Email quảng cáo

Mặc dù điều quan trọng là cho người đăng ký và khách hàng biết về tin mới nhất, nhưng một email chứa đầy liên kết sản phẩm có thể gây phiền và bị đánh dấu là “spam” hoặc “thư rác”. Hãy gửi email quảng cáo khi doanh nghiệp có những ưu đãi đặc biệt, hoặc phát hành sản phẩm thực sự đổi mới.

Email giao dịch

Email giao dịch

Hãy sử dụng email giao dịch để cập nhật cho khách hàng về việc mua hàng hoặc đăng ký của họ đã hoàn tất. Đây là những email có tỷ lệ mở (open rate) cao nhất vì mọi người đang mong đợi nó và nó chứa thông tin mà họ cần. Hãy tận dụng loại email này trong chiến lược email marketing. Nghiên cứu cho thấy chúng có thể tạo ra doanh thu gấp 6 lần so với các loại email khác.

3. Tạo những email tuyệt vời mà mọi người muốn đọc

Tạo những email tuyệt vời mà mọi người muốn đọc

Doanh nghiệp đã có ý tưởng cho email? Tuyệt vời! Bước tiếp theo là chuyển đổi tất cả những ý tưởng tuyệt vời đó thành những email gây ấn tượng mà mọi người sẽ hào hứng bất cứ khi nào họ thấy doanh nghiệp xuất hiện trong hộp thư đến của họ.

Tuy nhiên, để có được hiệu quả cao nhất, doanh nghiệp sẽ cần thật kỹ lưỡng trước khi bấm gửi email đi. Sau đây là một số lời khuyên:

  • Đọc kỹ nội dung email.
  • Sử dụng một mẫu email hiệu quả đã được kiểm chứng.
  • Tận dụng các công cụ viết miễn phí. Grammarly và HemingwayApp có thể giúp doanh nghiệp tạo ra nội dung hoàn hảo.
  • Sử dụng các công cụ kiểm duyệt tiêu đề email.

4. Thiết lập lịch gửi email và kiên trì thực hiện

Thiết lập lịch gửi email và kiên trì thực hiện

Nhất quán là chìa khóa của sự thành công. Doanh nghiệp cần tạo ra lịch trình gửi cho các bản tin điện tử, thông báo bán hàng hoặc các email gửi riêng. Làm như vậy giúp doanh nghiệp luôn kiên định và tập trung vào nhiệm vụ tiếp theo.

Tuy nhiên, tần suất gửi những email này như thế nào?

  • Khách hàng thường muốn nghe ý kiến ​​của doanh nghiệp nhiều hơn một lần mỗi tháng. Tuy nhiên, khách hàng sẽ cảm thấy phiền khi tần suất là vài lần một tuần.
  • Email B2B ít được ưa thích hơn – nhưng họ vẫn muốn nhận được phản hồi doanh nghiệp ít nhất một lần một tháng.
  • Thứ Ba là ngày tốt nhất để gửi email và Thứ Năm là ngày tốt thứ hai. Đến thứ Ba, mọi người đã có cơ hội giải quyết việc tồn đọng email cuối tuần của họ.
  • Thời gian tốt nhất trong ngày để gửi email là 6 giờ sáng, 10 giờ sáng, 2 giờ chiều, sau đó từ 8 giờ tối đến nửa đêm. Những khoảng thời gian đó tương quan với thời gian nghỉ buổi sáng (hoặc ăn trưa), nghỉ buổi chiều và khi nghỉ ngơi.
  • Hãy thử nghiệm. Thương hiệu và đối tượng mục tiêu có thể thấy rằng các thời điểm hoặc tần suất khác hoàn toàn tốt hơn.

5. Phân tích hiệu suất của chiến dịch

Phân tích hiệu suất của chiến dịch

Sau mỗi chiến dịch, hãy phân tích để xem hiệu quả hoạt động như thế nào và qua đó phát hiện ra các vấn đề hoặc cơ hội để chỉnh sửa email cho những lần sau. Các chỉ số cũng giúp doanh nghiệp có thể A/B testing dễ dàng hơn (hoặc gửi các phiên bản khác nhau để xem phiên bản nào đạt kết quả tốt hơn).

Có rất nhiều loại chỉ số khác nhau mà doanh nghiệp có thể tuân theo. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp nhỏ, tám điều sau đây thường hữu ích nhất:

  • Tỷ lệ mở: Đó là số lượng email được mở chia cho số lượng email đã gửi trừ đi số lượng email bị trả lại.
  • Tỷ lệ nhấp: Đó là số lần các liên kết được nhấp vào so với các email đã được mở.
  • Tỷ lệ chuyển đổi: Doanh số đem lại so với số lượng email được gửi.
  • Lưu lượng vào website: Con số này là tổng số lượt truy cập trang web từ email.
  • Tỷ lệ thoát: Các email không gửi được sẽ được “trả lại” và được đo lường dựa trên số lượng email đã gửi.
  • Tỷ lệ hủy đăng ký: Tỷ lệ giữa các yêu cầu hủy đăng ký trên tổng số lượng email được gửi.
  • Tỷ lệ gia tăng danh sách: Đó là phần trăm số người đăng ký cũ chia cho số người đăng ký mới, cho thấy danh sách khách hàng đang gia tăng như thế nào.

Nguồn: Coschedule

Biên dịch: Đội ngũ IMP

Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ khi đăng tải lại.

Đối với một doanh nghiệp nhỏ, email marketing là một công cụ mạnh mẽ có thể mang lại ROI ấn tượng. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp cho các chủ doanh nghiệp có thể hiểu cơ bản về những nguyên tắc chung của email marketing và có thể thiết lập cho chính doanh nghiệp mình. 
Liên hệ với IMP ngay hôm nay để được tư vấn về các chiến lược email marketing phù hợp với doanh nghiệp.