Chọn đúng từ khóa để viết nội dung là đã hoàn thành một nửa hành trình thu hút lượng truy cập tự nhiên vào trang web (Nửa còn lại là tạo ra nội dung thật sự hay tuyệt). Hành trình này có thể được chia thành 6 bước vô cùng dễ dàng. Dưới đây là bí quyết để doanh nghiệp có thể lựa chọn từ khóa phù hợp cho chiến lược nội dung của mình:
Bắt đầu bằng việc nghiên cứu từ khóa
Bất kỳ một hoạt động nào liên quan đến từ khóa đều bắt đầu với một việc cơ bản: nghiên cứu từ khóa. Vậy ý nghĩa của từ khóa là gì?
Từ khoá là gì?
“Về mặt SEO, từ khóa là các từ và cụm từ mà người tìm kiếm nhập vào các công cụ tìm kiếm”.
Đối với những doanh nghiệp có ngân sách marketing lớn, việc ủy quyền cho một bên SEO agency thực hiện nghiên cứu từ khóa là rất hợp lý. SEMRush, Ahrefs và Majestic đều là những công cụ tuyệt vời để thực hiện nghiên cứu từ khóa, nhưng rất tốn kém.
Đối với những doanh nghiệp có ngân sách nhỏ hơn, sử dụng một trang web như Upwork để tìm một chuyên gia SEO tự do cũng là một ý tưởng tốt. Tuy rẻ hơn so với việc thuê dịch vụ của một doanh nghiệp, nhưng chất lượng công việc sẽ khác nhau và doanh nghiệp sẽ phải dành một chút thời gian để tìm và quản lý một freelancer phù hợp.
Suy nghĩ về mục đích tìm kiếm
Trong khi thực hiện nghiên cứu từ khóa, điều quan trọng là phải suy nghĩ về mục đích tìm kiếm đằng sau mỗi truy vấn của người dùng. SEO đôi khi chia từ khóa thành các danh mục khác nhau với điều hướng, thông tin và giao dịch là ba ví dụ phổ biến.
- Từ khóa điều hướng là khi người tìm kiếm sử dụng Google hoặc một công cụ tìm kiếm khác để điều hướng đến một trang web. Ví dụ: họ có thể nhập “Facebook” vào Google để truy cập facebook.com.
- Từ khóa thông tin là khi người tìm kiếm sử dụng Google để tìm một phần thông tin cụ thể. Họ có thể gõ “ai sở hữu Facebook?” vào Google nếu họ chưa từng nghe nói về Mark Zuckerberg trước đây.
- Cuối cùng, từ khóa giao dịch hoặc thương mại là từ khóa gợi ý rằng người tìm kiếm muốn mua hàng. Những từ như “mua” là những dấu hiệu mạnh mẽ về ý định thương mại. Ví dụ: một người tìm kiếm nhập “mua iPhone X mạ vàng” vào Google rõ ràng đang nghĩ đến việc sẽ chi nhiều tiền cho một chiếc điện thoại.
Mục đích tìm kiếm là một phần quan trọng của nghiên cứu từ khóa vì nó cho phép doanh nghiệp lập kế hoạch nội dung của mình theo cách đáp ứng nhu cầu của người dùng. Người tìm kiếm “mua iPhone X mạ vàng” rất có thể không muốn đọc một bài đăng trên blog vào thời điểm này! Họ muốn được chuyển đến trang sản phẩm bao gồm mọi thứ họ cần biết về việc mua hàng, bao gồm giá cả, thông số kỹ thuật và thông tin giao hàng.
Lập kế hoạch cho quá trình của người mua
Hãy nghĩ về những quá trình mua hàng mà khiến cho khách hàng tiềm năng từ lúc nghe về sản phẩm cho tới khi họ quyết định chọn mua. Đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp bán sản phẩm cao cấp, hầu hết khách hàng sẽ không mua hàng ngay từ lần đầu truy cập vào website. Thay vào đó, khách hàng sẽ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, như là nhận biết, xem xét và quyết định. Trong thuật ngữ Marketing, các giai đoạn này gọi là “The Buyer’s journey”.
- Nhận biết là khi một khách hàng tiềm năng nhận ra họ có một vấn đề. Các khách hàng tiềm năng trong bước nhận thức này thậm chí không có tên rõ ràng cho vấn đề mà họ mắc phải – họ chỉ biết rằng có một vấn đề nào đó đang tồn tại. Ví dụ như, một nhân viên văn phòng bị đau cổ tay khi làm việc – nhưng không nhất thiết phải chẩn đoán chính xác.
- Trong giai đoạn xem xét, khách hàng tiềm năng bắt đầu đặt tên cho vấn đề của họ và nghiên cứu các giải pháp khả thi. Tiếp tục với vấn đề nhân viên văn phòng ở trên, họ có thể gặp bác sĩ vì đau cổ tay và phát hiện ra rằng họ bị RSI.
- Giai đoạn cuối cùng là giai đoạn quyết định. Đây là khi một khách hàng tiềm năng có một danh sách dài các giải pháp khả thi và quyết định hành động. Với tư cách là nhà tiếp thị, chúng tôi hy vọng rằng khách hàng chọn mua sản phẩm của chúng tôi thay vì một trong những sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Nhân viên văn phòng của chúng tôi có thể quyết định mua một tấm lót chuột bằng gel và một từ khóa tiện dụng. Họ cũng sẽ phải quyết định nên chọn thương hiệu nào và mua hàng ở đâu.
Khi lập kế hoạch nội dung, hãy nghĩ về người đọc mục tiêu và các giai đoạn của họ trong quá trình mua hàng. Một nhà sản xuất bàn phím có thể quyết định viết một bài blog về RSI nhắm mục tiêu đến những người mua tiềm năng trong giai đoạn nhận biết. Bài đăng trên blog đó có thể kết thúc bằng cách yêu cầu độc giả đăng ký nhận bản tin bao gồm các ưu đãi đặc biệt nhằm vào những người đang trong giai đoạn quyết định.
Phân tích mức độ cạnh tranh
Khi thực hiện nghiên cứu từ khóa, điều quan trọng là phải chú ý đến sự cạnh tranh cho cụm từ khóa mục tiêu của bạn. Cách đơn giản nhất để phân tích sự cạnh tranh cho một từ khóa nhất định là đưa từ khóa của bạn vào Google hoặc một công cụ tìm kiếm khác và xem những gì xuất hiện.
Điều đầu tiên cần tìm là quảng cáo. Trong Google, chúng được đánh dấu bằng thẻ “Quảng cáo” hoặc thẻ “Được tài trợ”. Google sẽ luôn hiển thị quảng cáo trả tiền bên trên các kết quả khác, do đó, bạn nên đánh giá những mục quảng cáo trước khi cam kết tạo một phần nội dung lớn.
Điều thứ hai cần xem xét là các trang web xuất hiện tự nhiên trên trang đầu tiên của Google cho từ khóa mục tiêu. Liệu có phải những trang này bị chi phối bởi các thương hiệu có ngân sách tiếp thị khổng lồ không? Nếu vậy, có thể doanh nghiệp bạn sẽ khó mà đứng đầu top với bài đăng blog đầu tiên của mình.
Cuối cùng, hãy xem kết quả. Doanh nghiệp có thể tạo nội dung mà người tìm kiếm thông thường sẽ thấy hữu ích hơn nội dung hiện đang ở vị trí hàng đầu không ? Nội dung yếu thường ngắn, định dạng kém và thiếu các chi tiết chính. Bạn có thể giành được các vị trí hàng đầu bằng cách đáp ứng nhu cầu của người tìm kiếm kỹ lưỡng hơn đối thủ cạnh tranh.
Suy nghĩ về định dạng nội dung
Việc xác định định dạng nội dung cho từ khóa mục tiêu rất quan trọng. Nội dung không chỉ là văn bản, video hoặc âm thanh. Hãy cân nhắc xem nội dung có được thể hiện tốt nhất với đồ thị, danh sách, bảng, biểu đồ, bản đồ, infographic, nhiều hình ảnh hay không – hay rất ít. Những công cụ như Buzzsumo sẽ có thể giúp cho việc xác định các định dạng nội dung trong một ngành nào đó trở nên dễ dàng hơn.
Có kế hoạch tạo nội dung lâu dài
Khi có kế hoạch và lịch trình tạo nội dung, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn toàn cảnh tốt hơn về nội dung và từ khóa trong suốt một chiến dịch dài. Lịch đăng bài cũng giúp doanh nghiệp không tốn thời gian đẩy cùng một từ khóa trên hai trang khác nhau của website. Hãy nhớ rằng, các website không có xếp hạng – mà là các web page.
Nguồn: Exposure Ninja
Việt hóa: Đội ngũ IMP
Vui lòng trích dẫn nguồn khi đăng lại.