Triển Khai Keyword Research Cho Chiến Lược SEO Hiệu Quả - IMP Blog

1. Keyword Research là gì?

Keyword Research (nghiên cứu từ khóa) là quá trình tìm kiếm và phân tích các cụm từ mà người dùng nhập vào thanh tìm kiếm, nhằm đưa ra kết luận về hành vi người tiêu dùng và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Kết quả từ việc nghiên cứu này cho biết những chủ đề mà người dùng quan tâm và mức phổ biến của chúng, từ đó doanh nghiệp xác định nội dung và sắp xếp chúng thành các chủ đề cần có trên website.

2. Cách nghiên cứu từ khóa cho chiến lược SEO 

Bước 1: Lập danh sách các chủ đề liên quan

Bước đầu, ta cần liệt kê 5-10 nhóm chủ đề, từ đó rút ra một số từ khóa cụ thể. Nếu doanh nghiệp đang phát triển một trang blog, hãy đặt mình vào vị trí của người xem để biết cách họ tìm kiếm. Ví dụ: nếu doanh nghiệp kinh doanh về phần mềm tiếp thị, các nhóm chủ đề nên được triển khai.

  • “inbound marketing” (21 nghìn)
  • “email marketing” (30 nghìn)
  • “SEO” (214 nghìn)
  • “social media marketing” (71 nghìn)

Con số trong ngoặc tượng trưng cho lượng tìm kiếm dự kiến của các chủ đề đó trong một tháng, nó thể hiện mức độ quan trọng và có thể gợi ý thêm các chủ đề phụ. 

Bước 2: Điền từ khóa vào các nhóm chủ đề 

Chỉ những cụm từ khóa quan trọng mới được lựa chọn và xếp hạng trong trang kết quả vì đó mới là những gì mà người dùng đang tìm kiếm. Mục đích của bước này là cung cấp những nội dung về nhóm chủ đề cụ thể cho người tìm kiếm. Nếu doanh nghiệp dùng nhóm chủ đề “tự động hóa tiếp thị (marketing automation)” thì đây là một số cụm từ khóa về chủ đề này.

  • Các công cụ tự động hóa tiếp thị
  • Cách sử dụng phần mềm tự động hóa tiếp thị 
  • Tự động hóa tiếp thị là gì?

Bước 3: Mục đích tìm kiếm ảnh hưởng đến việc phân tích từ khóa 

Khi phân tích từ khóa, có một yếu tố quan trọng nhất là mục đích tìm kiếm (search intent) của người dùng, nó xuất phát từ những vấn đề mà người dùng cần giải quyết. Hơn nữa, mỗi từ khóa có nhiều hàm ý khác nhau nên bạn cần chú ý cách diễn giải, để tìm ra mục đích đằng sau tìm kiếm của người dùng. 

Ví dụ: doanh nghiệp nghiên cứu từ khóa “Cách bắt đầu làm blog”. Vậy từ “Blog” có ý nghĩa là “một bài đăng trên blog” hay là “trang blog”, điều đó còn phụ thuộc vào ý định và mục đích tìm kiếm của người dùng. 

Bước 4: Nghiên cứu các cụm từ liên quan

Các từ khóa liên quan giúp doanh nghiệp mở rộng website bằng cách gợi ý thêm các từ khóa mới và đưa ra ý tưởng về các chủ đề liên quan.

Bước 5: Sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa

Các công cụ SEO dùng trong việc nghiên cứu từ khóa có thể đưa ra nhiều ý tưởng về từ khóa hay những lựa chọn thay thế mà doanh nghiệp có thể cân nhắc trong thời gian tới.

Triển Khai Keyword Research Cho Chiến Lược SEO Hiệu Quả - IMP Blog
Từ khoá phù hợp giúp tối ưu hiệu quả nội dung trên bảng xếp hạng tìm kiếm

3. Cách Tìm và Chọn Từ Khóa Thích Hợp

Bước 1. Hiểu ba yếu tố chính để chọn từ khóa phù hợp.

Yếu tố 1. Mức độ liên quan

Google xếp hạng nội dung theo mức độ liên quan, từ đây mà xuất hiện khái niệm ‘mục đích tìm kiếm’, có nghĩa là nội dung chỉ được xếp hạng khi chúng đáp ứng nhu cầu của người tìm kiếm. 

Yếu tố 2. Thẩm quyền

Các nguồn có thẩm quyền sẽ được Google ưu tiên hơn và để làm được điều đó trang web cần phải có đa dạng nội dung, thông tin hữu ích và quảng cáo nội dung đó đến các trang mạng xã hội và có backlinks.

Yếu tố 3. Lượt tìm kiếm

Lượt tìm kiếm lược tính bằng tổng số tìm kiếm hàng tháng, chính là số lần từ khóa được tìm kiếm mỗi tháng bởi tất cả người dùng. 

Bước 2: Kết hợp các cụm từ chính và từ khóa đuôi dài.

Điểm phân biệt của cụm từ khóa chính là các cụm từ có 1 – 3 từ, độ dài ngắn và chung chung hơn so với các từ khóa đuôi dài thường có hơn ba từ. Cụm từ chính được tìm kiếm thường xuyên hơn, khiến chúng có tính cạnh tranh cao và khó xếp hạng hơn các cụm từ đuôi dài.

Khi khách hàng có đầy đủ kiến thức về sản phẩm/dịch vụ, họ sẽ tìm kiếm bằng các từ khóa dài và cụ thể, trong khi với các từ khóa ngắn, ý định tìm kiếm của người rất chung chung và có thể không liên quan đến nội dung.

Bước 3: Cách đối thủ cạnh tranh xếp hạng các từ khóa

Hãy cải thiện những từ khóa mà đối thủ cạnh tranh đang xếp hạng và đừng bỏ qua những thứ mà họ không quan tâm, đó cũng là cơ hội để doanh nghiệp sở hữu thêm nhiều thị phần mới.

Bước 4: Công cụ lập kế hoạch từ khóa 

Công cụ lập kế hoạch ước tính khối lượng tìm kiếm và lưu lượng truy cập cho các từ khóa, để bổ sung những thông tin còn thiếu, giúp doanh nghiệp kết hợp hiệu quả các kiểu từ khóa. 

Lời kết

Giờ đây, doanh nghiệp bạn đã có một danh sách các từ khóa chỉ tập trung vào các chủ đề phù hợp từ ngắn hạn đến dài hạn. Ngoài ra, các từ khóa cần được đánh giá thường xuyên, cập nhật càng nhiều từ khóa vào danh sách để tăng sự hiện diện trên các trang tìm kiếm.