Phân khúc khách hàng cho thương hiệu của doanh nghiệp là một việc quan trọng. Nhưng hiểu và tận dụng được lợi thế của việc phân khúc còn quan trọng hơn, đặc biệt là đối với việc tối đa giá trị vòng đời khách hàng, nếu doanh nghiệp quan tâm, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.
1. Phân khúc khách hàng là gì?
Mỗi một hành vi của khách hàng đều khác nhau nên các chiến lược marketing để thuyết phục họ mua hàng cũng vậy. Quá trình phân khúc khách hàng đề cập đến việc phân loại khéo léo đối tượng lý tưởng và khách hàng trung thành thành các phân khúc khác nhau, từ đó đưa ra target phù hợp cho từng đối tượng.
Phân khúc khách hàng bắt đầu với sự hiểu biết về các yêu cầu cụ thể cùng các chỉ số như: kỳ vọng, nhân khẩu học, nhu cầu, sở thích…Tiếp theo, khách hàng được chia thành các loại dựa trên những số liệu đã quyết định.
Quá trình phân khúc khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp sắp xếp hợp lý các nguồn lực của mình để giao tiếp với các khách hàng được phân khúc, theo đó nhằm tối đa hóa cho doanh thu và giữ chân khách hàng hiệu quả.
2. Phân khúc khách hàng giúp ích gì cho việc tăng CLV?
Như đã nói, việc phân khúc khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng tốt hơn bằng những mục tiêu và chiến lược cụ thể. Nhất là giúp tối đa giá trị vòng đời khách hàng, vì những lý do sau:
Giữ chân khách hàng nhiều hơn
Một nhà marketing thông thường sẽ luôn ưu tiên những khách hàng hiện tại của mình hơn những khách hàng mới. Vì sao vậy? Bởi vì việc kết nối và hiểu khách hàng hiện tại dễ dàng hơn và họ cũng giúp làm tăng giá trị cho hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp. Một khách hàng trung thành sẽ luôn ủng hộ doanh nghiệp giữa nhiều nhãn hàng khác. Do đó, việc giữ chân những khách hàng có giá trị sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững lâu hơn.
Khoảng 75% khách hàng hài lòng có nhiều khả năng trung thành với doanh nghiệp/ thương hiệu thường xuyên đáp ứng đúng nhu cầu của họ. Khách hàng có xu hướng thích các sản phẩm/ dịch vụ mà họ đã trải nghiệm, đặc biệt là đối với các hãng hàng không, khách sạn hay bệnh viện.
Vì vậy mà việc phân khúc khách hàng dựa trên giá trị của họ là cách giúp anh/ chị dễ dàng giữ chân khách hàng hiện tại bằng các chiến dịch được target đúng đối tượng, thúc đẩy gia tăng giá trị vòng đời khách hàng.
Gia tăng độ nhận diện thương hiệu
Bằng cách phân khúc khách hàng, doanh nghiệp cũng có thể cho họ biết rõ về thương hiệu của mình. Nhận diện thương hiệu sẽ giúp khách hàng tương tác trực tiếp với sản phẩm của doanh nghiệp. Điều này sẽ làm tăng vị trí của thương hiệu trên thị trường và tăng giá trị so với đối thủ cạnh tranh.
Đồng thời, qua việc phân khúc khách hàng, doanh nghiệp còn có thể xác định và nhận biết các cơ hội thị trường tiềm năng. Các phân khúc thị trường mà khách hàng ít hài lòng hơn với các thương hiệu khác sẽ là những lĩnh vực cơ hội để anh/ chị tập trung và thiết lập thương hiệu của mình. Các doanh nghiệp có thể làm việc trong các phân khúc này và cung cấp sản phẩm tốt hơn cho khách hàng so với những sản phẩm đã có trên thị trường sẽ giành được sự trung thành của khách hàng cho sản phẩm đó. Điều này đem lại cơ hội chiếm lĩnh thị trường tuyệt vời cho doanh nghiệp.
Chăm sóc khách hàng tốt hơn
Phân khúc khách hàng tốt hơn sẽ dẫn đến việc phát triển mối quan hệ tốt hơn với khách hàng tiềm năng. Giao tiếp với khách hàng, thực hiện các nỗ lực marketing cho khách hàng, định hướng thị trường trong một phân khúc thị trường cụ thể để phục vụ khách hàng tốt hơn. Giao tiếp với khách hàng về các thắc mắc và yêu cầu của họ. Liên lạc thường xuyên sẽ giúp doanh nghiệp cập nhật những thay đổi mới sắp tới và tận dụng cơ thể, đồng thời cải thiện sự hài lòng và trên hết là gia tăng giá trị vòng đời khách hàng.
Gia tăng lợi nhuận
Phân đoạn thị trường cũng là một quá trình rất hiệu quả đối với hoạt động kinh doanh và giúp doanh nghiệp nhắm đến các phân đoạn cụ thể của thị trường, từ đó giúp tìm kiếm các cơ hội kinh doanh tốt hơn liên quan đến phân đoạn thị trường cụ thể đó.
Do đó, các nhà marketing có thể lập chiến lược cho các chiến dịch của họ theo nhu cầu và yêu cầu của phân khúc thị trường được chọn, giúp tăng lợi nhuận kinh doanh. Chiến thuật này cho phép các doanh nghiệp tập trung vào một phân khúc cụ thể hơn là phải bao phủ toàn bộ thị trường, đồng thời cũng giúp lợi nhuận tăng lên.
Thấu hiểu được nhu cầu của từng nhóm khách hàng
Và cuối cùng, phân khúc khách hàng hay thị trường giúp nghiên cứu nhu cầu thị trường và khách hàng tiềm năng cũng như giảm nguy cơ thua lỗ hoặc các chiến dịch tiếp thị không thành công. Khi nghiên cứu thị trường được thực hiện trước khi thi hành chiến dịch, cơ hội thành công sẽ cao hơn nhiều. Các nhà marketing có thể lập chiến lược và lập kế hoạch cho các chiến dịch theo nhu cầu chung của khách hàng tiềm năng dựa trên nghiên cứu thị trường.
Điều quan trọng là phải hiểu nhu cầu của khách hàng, của thị trường cũng như nhu cầu thực tế của họ. Tiếp thị hiệu quả chỉ có thể được thực hiện nếu thị trường tiềm năng và được xác định, nếu không mọi nỗ lực tiếp thị đều vô ích. Các doanh nghiệp phải luôn đặt mình vào vị trí của khách hàng trước tiên và phải phân tích những gì họ mong đợi tư sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp ở vị trí của họ. Như vậy doanh nghiệp mới có thể đạt được mục tiêu tăng doanh số và tăng giá trị vòng đời khách hàng.
Như vậy doanh nghiệp đã phần nào thấy rõ những lợi ích từ việc phân khúc khách hàng đối với việc gia tăng CLV hay doanh thu rồi chứ. Nếu muốn cải thiện và phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì hãy nhớ ưu tiên việc phân khúc khách hàng trước những chiến dịch marketing nhé.