Giá trị vòng đời khách hàng là một chỉ số dự đoán đo lường doanh thu dự kiến, thể hiện mối quan hệ gắn kết dài lâu của doanh nghiệp và khách hàng. Đặc biệt với những chủ doanh nghiệp ecommerce, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, thì giao dịch liền mạch sẽ đưa doanh nghiệp lên trên đối thủ cạnh tranh. Việc theo dõi giá trị vòng đời khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp đạt được điều đó, qua những lý do sau:

Duy trì sự trung thành của khách hàng

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn gia tăng giá trị vòng đời khách hàng, vì điều này thể hiện lòng trung thành của khách hàng với doanh nghiệp. Chúng đảm bảo lợi nhuận ổn định và sự kinh doanh liền mạch của doanh nghiệp trong nhiều năm và thậm chí nhiều thập kỷ tới. Trên thực tế, 61% khách hàng trung thành sẽ nỗ lực thêm chỉ để mua các sản phẩm và dịch vụ yêu thích của họ.

Để có doanh thu lâu dài, CLV sẽ giúp chủ doanh nghiệp theo dõi việc mua hàng của khách hàng và tối ưu hóa. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ thấy và hiểu được những gì khách hàng cần trong mỗi bước của quá trình mua hàng.

Có thể nói, lòng trung thành của khách hàng là kết quả của những trải nghiệm tích cực của khách hàng. Chỉ số CLV giúp doanh nghiệp hiểu toàn bộ hành trình của khách hàng bằng cách đi sâu vào từng khách hàng và xem khách hàng bỏ qua hoặc dừng chân ở đâu, lý do vì sao và có biện pháp cải thiện nó.

Tăng giá trị mua lại của khách hàng

Giá trị mua lại của khách hàng là giá trị mà doanh nghiệp bỏ ra để có được khách hàng mới. Và việc có được một khách hàng mới sẽ đắt hơn việc giữ chân một khách hàng hiện có. Với CLV, doanh nghiệp có thể tránh chi tiêu nhiều hơn những gì khách hàng mới có thể mang lại. Ngoài ra, việc sử dụng chỉ số giá trị vòng đời khách hàng cũng sẽ giúp doanh nghiệp tính ra số tiền mình có thể chi cho việc mua lại mà không phải hy sinh tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp.

Cải thiện chiến lược marketing

Hiện tại, khi doanh nghiệp đã xác định được khách hàng tiềm năng và biết khả năng mua của họ thì có thể xây dựng các chiến dịch xung quanh sở thích riêng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần tương tác với khách hàng bằng cách cung cấp những nội dung có giá trị, thông qua tiếp thị email, mạng xã hội hoặc blog.

Ngoài ra, với giá trị vòng đời khách hàng, doanh nghiệp có thể xác định chính xác điểm khó khăn của khách hàng, từ đó hãy tiếp thị hiệu quả với tác động tích cực của sản phẩm hoặc dịch vụ của mình thay vì chỉ quảng cáo các tính năng của nó.

Phát hiện và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng

Theo dõi giá trị vòng đời khách hàng, chủ doanh nghiệp sẽ biết được khách hàng lý tưởng của mình là ai, có thể điều chỉnh các dịch vụ phù hợp với nhu cầu của họ. Chủ doanh nghiệp có thể tạo các chiến dịch mục tiêu và tạo các quảng cáo để nắm bắt được dữ liệu nhân khẩu học có lợi nhất.

Thông tin chi tiết về CLV cũng cho phép doanh nghiệp biết được khách hàng nào là những người không đem lại lợi nhuận. Từ đó, có thể tạo những chiến lược để chuyển đổi họ thành những người mua có lợi nhuận hoặc tìm cách loại bỏ họ hoàn toàn khỏi doanh nghiệp.

Tiết kiệm thời gian

Việc theo dõi giá CLV giúp cho chủ doanh nghiệp tập trung vào thị trường mục tiêu và những khách hàng trung thành của mình. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc bằng cách không lãng phí công sức vào những việc không đáng.

Tiết kiệm chi phí

Và cuối cùng, việc giữ chân khách hàng cũ sẽ rẻ hơn tìm khách hàng mới. Các kênh tìm kiếm khách hàng mới cũng rất tốn kém và mất thời gian. Quảng cáo radio, TV, báo chí, Google hay mạng xã hội đều là những kênh tốn phí.

Khi doanh nghiệp viết khách hàng của mình, biết họ đang tìm kiếm những lợi ích gì thì có thể tập trung nguồn lực của mình vào đó, thay vì làm hài lòng tất cả mọi người.

Có thể thấy, chỉ số CLV là một dữ liệu rất cơ bản thế nhưng lại mang ý nghĩa quan trọng. Nếu doanh nghiệp muốn việc kinh doanh liền lạch và phát triển bền vững lâu dài thì hãy nhớ quan tâm đến giá trị vòng đời khách hàng nhé.