Chỉ số CLV, hay còn gọi là chỉ số giá trị vòng đời khách hàng, là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả Email Marketing. Tuy nhiên, cụ thể thì chỉ số CLV có thể giúp gì trong quá trình tiếp thị qua email của doanh nghiệp và vì sao cần phải đo lường nó? Để trả lời cho câu hỏi này, doanh nghiệp không thể không nhắc đến bốn lý do dưới đây.

1. Hiểu rõ hơn về khách hàng đóng góp giá trị lớn

Đối với bất cứ doanh nghiệp nào, đặc biệt là doanh nghiệp thương mại điện tử, việc đồng hành với càng nhiều khách hàng trung thành sẽ đem lại càng nhiều lợi ích hơn, không chỉ về vấn đề gia tăng doanh thu mà còn có thể mở rộng danh tiếng thương hiệu. Nhưng làm thế nào để biết được điều đó? Doanh nghiệp không nên bỏ qua mục tiêu tăng chỉ số CLV trong tiếp thị qua email. Để có thể theo dõi mức độ trung thành và gắn bó của khách hàng, việc đo lường CLV thông qua tiếp thị email – một trong những kênh tiếp thị hàng đầu trong kinh doanh – là vô cùng cần thiết.

Bằng việc đo lường chỉ số CLV, doanh nghiệp có thể dựa vào thông tin có được từ nhóm khách hàng đem lại CLV để phân tích và đánh giá đặc điểm chung của nhóm khách hàng đóng góp giá trị lớn này, từ đó có doanh nghiệp sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn về thói quen mua sắm, sở thích mua hàng hoặc ý kiến phản hồi phổ biến mà khách hàng cung cấp về sản phẩm để tiếp tục lấy đó làm mục tiêu phát triển sản phẩm, phục vụ khách hàng.

2. Phân bổ ngân sách phù hợp cho kênh

Email Marketing đã, đang và vẫn sẽ là một kênh tiếp thị quan trọng trong kinh doanh. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự đầu tư xứng đáng để gặt hái được thành quả như mong muốn. Nhưng làm thế nào để đánh giá hiệu quả của kênh tiếp thị này và đưa ra quyết định phân bổ ngân sách phù hợp? Hãy theo dõi và đo lường chỉ số giá trị vòng đời khách hàng thu được thông qua kênh tiếp thị email. Theo đó, chỉ số vòng đời khách hàng càng cao thì chứng tỏ kênh tiếp thị email của doanh nghiệp càng có hiệu quả và ngược lại. Sau đó, doanh nghiệp có thể thực hiện so sánh và phân tích chỉ số lấy được từ các kênh tiếp thị khác với kênh tiếp thị email để điều chỉnh, phân bổ ngân sách phù hợp sao cho những kênh tiếp thị hiệu quả có thể được đầu tư và tiếp tục phát triển để tiếp tục đạt được thành công lớn hơn.

3. Cá nhân hóa thông điệp cho từng phân khúc đối tượng

Có lẽ, phương pháp cá nhân hóa thông điệp email không còn là giải pháp xa lạ với hầu hết doanh nghiệp hiện nay. Nhiều khảo sát đã cho thấy rằng, việc cá nhân hóa thông điệp email theo từng nhóm khách hàng khác nhau sẽ đem lại khả năng tăng doanh thu bán hàng lên tới 25% so với trước khi áp dụng. Và để xác định đúng phân khúc đối tượng cho phương pháp cá nhân hóa thông điệp, doanh nghiệp cần phải thực hiện đo lường chỉ số CLV trong Email Marketing.

Nhờ kết quả đo lường này, doanh nghiệp sẽ thu về danh sách khách hàng đã được phân khúc theo từng nhóm giá trị khác nhau và từ đó có thể áp dụng thông điệp đã được cá nhân hóa phù hợp. Ví dụ, nhóm khách hàng trung thành mang lại chỉ số CLV cao sẽ cần đến những thông điệp đã được cá nhân hóa tập trung đến chương trình tri ân khách hàng, còn nhóm khách hàng có chỉ số CLV chưa cao nhưng vẫn có xu hướng tăng sẽ cần đến những thông điệp mang mã ưu đãi, thúc đẩy mua hàng.

4. Tăng cường tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Thông qua việc đo lường chỉ số giá trị vòng đời khách hàng, doanh nghiệp sẽ xác định được các số liệu, thông tin liên quan đến nhóm khách hàng mang lại giá trị đóng góp cao. Hơn thế nữa, doanh nghiệp có thể sử dụng chính những thông tin đó để khoanh vùng đối tượng khách hàng tiềm năng có cùng đặc điểm và đưa ra chiến lược tập trung tiếp thị đến nhóm khách hàng này.

Với những lý do trên, doanh nghiệp có thể khẳng định việc đo lường chỉ số CLV trong Email Marketing là vô cùng quan trọng trong viện mang lại hiệu quả kinh doanh. Do đó, ngay từ bây giờ, doanh nghiệp nên bắt tay vào việc xác định chỉ số quan trọng này ngay nhé!