Để áp dụng phần mềm gửi email marketing hiệu quả, 5 sai lầm thường thấy sau đây sẽ là điều mà doanh nghiệp cần phải tránh nếu muốn đạt được một chiến dịch thành công. Trong bài viết này, hãy cùng thảo luận về một số lỗi mà doanh nghiệp thường mắc phải khi gửi email tiếp thị, cũng như cách khắc phục chúng.
1. Không phân đoạn danh sách khách hàng
Nếu dự định gửi một email duy nhất cho tất cả người đăng ký của mình, thì doanh nghiệp đang mắc một sai lầm lớn. Bởi vì dù có khá nhiều người đăng ký vào danh sách email, nhưng chắc chắn rằng, tất cả họ đều có thị hiếu và sở thích không giống nhau. Ví dụ, một người đăng ký là nữ, 25 tuổi sẽ không quan tâm đến các sản phẩm tương tự mà một người đăng ký là nam, 50 tuổi đang tìm hiểu. Thật vậy, việc nghiên cứu thị trường đã thực sự chứng minh rằng khâu phân đoạn danh sách khách hàng là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp thành công trong một chiến dịch tiếp thị qua email.
Bằng cách phân đoạn danh sách khách hàng, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng, nội dung email được gửi đến từng khách hàng đều phù hợp với những sản phẩm họ hứng thú. Qua đó, doanh nghiệp có thể phân đoạn danh sách email của mình dựa trên các yếu tố khác nhau, chẳng hạn như: tuổi tác, khu vực sinh sống và sở thích mua sắm.
2. Không gửi email chào mừng đến người đăng ký mới
Để sử dụng phần mềm gửi email marketing hiệu quả, doanh nghiệp cần lưu ý gửi email chào mừng đến người đăng ký mới. Giả sử, sau khi tham khảo thông tin trên trang web của doanh nghiệp, một khách hàng tiềm năng nhận ra bản tin email của doanh nghiệp có thể chứa những thông tin giá trị mà họ đang cần. Sau đó, khách hàng này quyết định đăng ký vào danh sách email của doanh nghiệp. Lúc này, doanh nghiệp cần gửi đến khách hàng của mình một email chào mừng để lập tức kết nối với họ.
Không giống như các email tiếp thị khác, email chào mừng là loại email có tỷ lệ mở cao nhất, và nó mang đến cho doanh nghiệp một cơ hội tuyệt vời để kết nối với khách hàng. Doanh thu do email chào mừng mang lại có thể nhiều hơn đến 320% so với các email tiếp thị thông thường. Bên cạnh đó, những email này có tỷ lệ nhấp chuột (CTR) đáng kinh ngạc – 196% và tỷ lệ giao dịch cao hơn 336% so với nhiều loại email khác.
3. Spam quá nhiều email
Nếu doanh nghiệp đang gửi quá nhiều email cho khách hàng của mình, khả năng họ quyết định hủy đăng ký là rất cao. Vì sao? Hãy nghĩ đến lý do một khách hàng đăng ký danh sách email của doanh nghiệp. Đó là do khách hàng này nhận thấy giá trị tiềm năng mà email của doanh nghiệp có thể mang lại. Họ mong muốn nhận được những email hữu ích với nội dung chất lượng thay vì hàng loạt email spam. Để xác định tần suất gửi email phù hợp, doanh nghiệp nên cung cấp cho khách hàng các lựa chọn về tần suất nhận email mong muốn trong form đăng ký của mình.
4. Không cho phép người đăng ký email phản hồi
Nếu muốn dùng phần mềm gửi email marketing hiệu quả, thì doanh nghiệp không được mắc phải lỗi cơ bản này. Đó là không cho phép người đăng ký phản hồi email. Người đăng ký đôi khi có những thắc mắc về nội dung email mà mình được nhận từ doanh nghiệp. Và nếu họ không thể phản hồi email, thì họ sẽ cảm thấy không được tôn trọng, đồng thời thắc mắc của họ cũng không được giải quyết. Do đó, việc cho phép khách hàng phản hồi lại email sẽ là một hành động thể hiện sự tôn trọng họ.
5. Không tối ưu email trên thiết bị di động
Dị động là thiết bị được sử dụng nhiều nhất thế giới, và một email không được tối ưu hóa trên thiết bị di động sẽ khiến doanh nghiệp đánh mất rất nhiều cơ hội để tiếp cận lượng khách hàng mới. Để tránh điều này, doanh nghiệp cần phải đảm bảo rằng khâu tối ưu hóa hiển thị trên nền tảng này được chú trọng.
Việc sử dụng phần mềm gửi email marketing hiệu quả không khó, nhưng trong quá trình này, doanh nghiệp hãy tránh những lỗi trên để tối đa hiệu quả đạt được nhé.