Xu hướng kinh doanh thương mại điện tử toàn cầu - IMP Blog
Xu hướng kinh doanh thương mại điện tử toàn cầu - IMP Blog

Sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của internet đã thúc đẩy ngành kinh doanh thương mại điện tử ngày càng tăng trưởng. Trong tương lai, thương mại điện tử hứa hẹn sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và góp phần quan trọng vào tổng doanh thu bán lẻ toàn cầu.

Thương mại điện tử là gì?

Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đã định nghĩa rằng “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán hoặc giao hàng hóa và dịch vụ bằng phương tiện điện tử”. Nói cách khách, hình thức thương mại điện tử là hoạt động kinh doanh sản phẩm/dịch vụ trên nền tảng internet và các phương tiện điện tử khác. Với thương mại điện tử, khách hàng có thể thực hiện mọi thao tác như mua bán, đặt hàng, thanh toán, quảng cáo, giao hàng… Nhờ vậy, hình thức này giúp các doanh nghiệp tiếp cận người tiêu dùng khá nhanh chóng.

Tương tự như vậy, kinh doanh thương mại điện tử toàn cầu là một hình thức kinh doanh trực tuyến xuyên biên giới. Với hình thức này, doanh nghiệp có thể kinh doanh sản phẩm qua internet cho người mua sống tại nước ngoài mà không có bất kỳ giới hạn nào. 

Đặc điểm của thương mại điện tử 

Đặc điểm của thương mại điện tử  - IMP Blog
Đặc điểm của thương mại điện tử  – IMP Blog

Về hình thức

Trong hoạt động kinh doanh truyền thống, giao dịch được phát sinh chủ yếu thông qua việc các bên gặp gỡ trực tiếp, trao đổi thông tin và mua bán hàng hóa. Thương mại điện tử thì khác hẳn, việc giao dịch chủ yếu được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử có kết nối mạng. Nhờ vậy mà tiết kiệm thời gian và chi phí hơn rất nhiều.

Phạm vi hoạt động 

Hoạt động thương mại điện tử được thực hiện không phụ thuộc vào vị trí địa lý hay thời gian. Chúng ta có thể tiến hành giao dịch hàng hòa tại bất cứ nơi đâu và bất cứ thời gian nào trong ngày, chỉ với một thiết bị có kết nối mạng. Nhờ đó, thương mại điện tử có thể dễ dàng mở rộng ra nhiều tỉnh thành, thậm chí là quốc gia khác.

Đa dạng hàng hóa

Kinh doanh thương mại điện tử phù hợp với hầu hết các loại hàng hóa như hàng tiêu dùng, thời trang, đồ gia dụng, thiết bị điện tử… Không chỉ vậy, hình thức kinh doanh này còn áp dụng được cho loại hình dịch vụ như đào tạo trực tuyến, du lịch, nghe nhạc, xem phim…

Người tham gia 

Những người tham gia hoạt động thương mại điện tử bao gồm:

  • Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự thiết lập website để phục vụ hoạt động kinh doanh trực tuyến như bán sản phẩm hay cung cấp dịch vụ của mình. Nói cách khác, họ chính là người sở hữu website thương mại điện tử.
  • Các doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân thiết lập website để cung cấp môi trường kinh doanh online cho các bên khác. Đây chính là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
  • Các doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân sử dụng website của các bên cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để cung ứng sản phẩm/dịch vụ của mình. Họ được gọi là người bán.
  • Các doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân mua sản phẩm/dịch vụ trên những website thương mại điện tử này, đó chính là khách hàng.
  • Bên cung cấp hạ tầng kỹ thuật cho người sở hữu website thương mại điện tử.

Được tác động bởi công nghệ thông tin

Sự phát triển của thương mại điện tử ảnh hưởng bởi sự phát triển của công nghệ thông tin. Nhờ sự phát triển này, thương mại điện tử cũng thúc đẩy sự tăng trưởng của công nghệ thông tin như các phần cứng và phần mềm hỗ trợ cho các ứng dụng bán hàng hay thanh toán điện tử.

Xu hướng của kinh doanh thương mại điện tử toàn cầu

Doanh thu từ bán hàng trực tuyến tăng cao

Doanh thu từ bán hàng trực tuyến tăng cao - IMP Blog
Doanh thu từ bán hàng trực tuyến tăng cao – IMP Blog

Gần đây, bán hàng trực tuyến đã trở nên rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Người tiêu dùng có thể hầu hết mọi sản phẩm như quần áo, thực phẩm, đồ gia dụng… trên các trang hay ứng dụng thương mại điện tử. Thực tế, kể từ năm 1999, doanh thu bán hàng từ thương mại điện tử đã chiếm phần chủ yếu tại nhiều công ty khắp thế giới. Trong kỷ nguyên truyền thông số như hiện tại, kinh doanh trực tuyến lại càng phát triển hơn nên doanh thu từ lĩnh vực bán hàng này tăng cao. Trong quý đầu tiên của năm 2021, chỉ tính riêng Mỹ, doanh số thương mại điện tử đã tăng đến 39% so với cùng kỳ năm trước, đạt 199 tỷ USD. 

Thực tế cho thấy, doanh số thương mại điện tử tại Mỹ và trên toàn thế giới tăng mạnh trong tháng 3. Điều này chứng minh rằng đại dịch đã thúc đẩy người tiêu dùng chuyển đổi sang hình thức mua sắm trực tuyến với nhiều mặt hàng khác nhau. Adobe dự đoán rằng doanh số thương mại điện tử toàn cầu sẽ đạt khoảng 4.2 nghìn tỷ USD trong năm nay.

Thương mại điện tử toàn cầu tiếp tục tăng trưởng

Thương mại điện tử toàn cầu tiếp tục tăng trưởng - IMP Blog
Thương mại điện tử toàn cầu tiếp tục tăng trưởng – IMP Blog

Thị trường thương mại điện tử toàn cầu được dự đoán tăng trưởng với tốc độ kép hàng năm là 14.7% vào giai đoạn 2020 đến năm 2027. Các nghiên cứu mới dự đoán tốc độ phát triển của thương mại điện tử trên toàn cầu vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh.

Các cuộc khảo sát của Adobe cũng cho thấy có khoảng 9% người tiêu dùng Mỹ, 8% người dùng Nhật Bản và đến 15% người tiêu dùng của Vương Quốc Anh cho biết họ chưa bao giờ mua hàng trực tuyến cho đến tháng 3/2020. Chính vì vậy, những người này là tệp khách hàng mới quan trọng thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực thương mại điện tử toàn cầu trong tương lai.

Xuất hiện thêm nhiều xu hướng kinh doanh thương mại điện tử

Xuất hiện thêm nhiều xu hướng kinh doanh thương mại điện tử - IMP Blog
Xuất hiện thêm nhiều xu hướng kinh doanh thương mại điện tử – IMP Blog

Sự phát triển của nhãn hiệu độc lập D2C

Mô hình kinh doanh D2C (Direct to consumer) có nghĩa là các doanh nghiệp bỏ qua khâu bán lẻ trung gian mà phân phối sản phẩm trực tiếp đến cho người tiêu dùng. Những ngành hàng phù hợp với mô hình này có thể kể đến như mỹ phẩm, giày, phụ kiện thời trang, quần áo, đồ gia dụng… Trong vài năm gần đây, mô hình D2C đã phát triển và bùng nổ hơn trước, giúp tiếp cận trực tiếp với khách hàng và đạt lợi nhuận tốt hơn, đồng thời khách hàng có thể mua hàng với mức giá tốt nhất. 

Các thương hiệu D2C sở hữu được toàn bộ chuỗi giá trị khách hàng, chịu trách nhiệm trong việc nghiên cứu, phát triển, sản xuất, tiếp thị cũng như phân phối. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp áp dụng D2C hiệu quả có thể kể đến Gumac, Juno, Coolmate trong lĩnh vực thời trang hay L’angfarm trong lĩnh vực thực phẩm.

Trải nghiệm xem TV kết hợp mua sắm

Mua sắm qua TV được xem là một trong những hình thức mua sắm trực tuyến thu hút người xem đặc biệt là chị em phụ nữ. Thông qua TV, người xem sẽ có được những trải nghiệm trực quan về đặc điểm và tính năng của sản phẩm hay dịch vụ. Loại hình mua sắm này tạo ra một format khác biệt trên sóng truyền hình khi kết hợp mua sắm và giải trí. Các kênh mua sắm trên TV phổ biến hiện nay tại Việt Nam có thể kể đến SCJ Life On, VTV Hyundai, HTVC Shopping…

Vào cuối năm 2020, kênh truyền hình NBC tại Mỹ đã triển khai chương trình quảng cáo truyền hình kết nối với ứng dụng trên điện thoại di động. Qua đó, người xem có thể mua những gì mình thích trên màn hình TV. Công nghệ đặc biệt này dự kiến được tích hợp vào TV thông minh, giúp trải nghiệm xem TV và mua sắm trở nên liền mạch và tiện dụng.

Recommerce lên ngôi

Năm 2021, hoạt động kinh doanh hàng hóa đã qua sử dụng chứng kiến sự phát triển mới. Ngày nay, khi người tiêu dùng càng bị kích thích bởi tính bền vững thì các mặt hàng xa xỉ đã qua sử dụng lại càng có chỗ đứng trong ngành reCommerce. Doanh thu từ ngành hàng này ước tính có thể đạt đến 36 tỷ USD vào năm 2024 với tốc độ tăng trưởng là 39%. Đây là cơ sở để các thương hiệu có thể cân nhắc mở rộng thị trường sang lĩnh vực reCommerce và mang đến cho khách hàng trải nghiệm thú vị hơn. 

Tiềm năng của thương mại điện tử toàn cầu

Tiềm năng của thương mại điện tử toàn cầu - IMP Blog
Tiềm năng của thương mại điện tử toàn cầu – IMP Blog

Thống kê vào tháng 7/2021 cho thấy có hơn 4.80 tỷ người sử dụng internet trên toàn thế giới, chiếm gần 61% dân số toàn cầu, và con số này được dự kiến vẫn sẽ tiếp tục tăng lên. Họ tìm kiếm thông tin, xem tin tức, liên lạc, xem phim, thảo luận, bán hàng và mua sắm. Internet ngày càng mở rộng thêm các hoạt động giúp người dùng tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều. Lượng truy cập internet khổng lồ toàn cầu chính là cơ hội và tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp mong muốn gia nhập lĩnh vực thương mại điện tử.

Trong bối cảnh hiện nay, không doanh nghiệp nào nên bỏ qua thị trường trực tuyến khổng lồ với số lượng khách hàng tiềm năng như vậy, trừ những ngành nghề quá đặc thù. Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử thực sự đã tác động sâu sắc đến các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm và dịch vụ. Hình thức này thực sự có thể giúp người bán tiếp cận dễ dàng đến người mua trên khắp thế giới với một chi phí chấp nhận được. Thêm vào đó, thương mại điện tử cũng mở ra cơ hội rộng lớn để khách hàng có thể tiếp cận nguồn hàng đa dạng và chất lượng từ nhiều quốc gia trên thế giới. 

Mặt khác, các báo cáo đã cho thấy doanh thu thương mại điện tử tăng trưởng mạnh từ năm 2020 đến nay chủ yếu do đại dịch Covid thúc đẩy. Cùng với hoạt động kinh tế từng bước phục hồi, hành vi của khách hàng sẽ bình thường trở lại. Tuy không tăng trưởng đột biến như thời kỳ phong tỏa nhưng mua sắm trực tuyến vẫn là một kênh quan trọng, được hầu hết người tiêu dùng lựa chọn để mua hàng bên cạnh kênh truyền thống.

Thương mại điện tử ngày nay đã đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu, góp phần thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng trên toàn cầu và mở rộng cơ hội đến cho mọi doanh nghiệp. Là một doanh nghiệp trong thời đại 4.0, chúng ta nên hiểu rõ về hình thức mua sắm trực tuyến này đồng thời củng cố nguồn lực để có thể cạnh tranh trong thị trường tiềm năng khổng lồ này.