Xây dựng chiến lược Email Marketing thành công chỉ trong 3 bước

Cho dù doanh nghiệp đang thực hiện các chiến dịch email “nhỏ giọt” tự động hay một bản tin email, chắc chắn doanh nghiệp cũng sẽ cần một chiến lược email marketing chỉn chu để tối ưu hiệu quả đạt được. Doanh nghiệp có thể tạo một email chính với tất cả các yếu tố cần thiết, sau đó dựa trên bản gốc này để áp dụng nó vào các chiến dịch tiếp theo. Nhờ đó, doanh nghiệp không cần phải bắt đầu lại từ đầu mỗi khi doanh nghiệp muốn gửi email cho khách hàng hoặc người đăng ký của mình. Dưới đây là cách xây dựng chiến lược thành công chỉ trong 3 bước mà doanh nghiệp nên tham khảo.

1. Thiết kế thành phần email

Thiết kế thành phần email

Lợi ích của việc xây dựng các chiến dịch tiếp thị qua email là doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm soát kết cấu nội dung. Dù giao diện này đơn giản hay phức tạp, nhưng dưới đây là một số yếu tố nhất định phải tuân thủ khi viết email marketing:

– Tiêu đề

– Phần thân

– Phần chân email (footer)

Dưới đây, chúng tôi sẽ đi sâu vào từng yếu tố này để doanh nghiệp hiểu tại sao chúng lại quan trọng và cách sử dụng chúng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Xem thêm: 7 mẫu email chào hàng ấn tượng doanh nghiệp không nên bỏ qua

– Tiêu đề (Subject line)

Trong chiến lược email marketing, tiêu đề được xem là một trong phần quan trọng nhất vì người đọc sẽ xem tiêu đề trước để đánh giá sơ bộ email rồi mới quyết định sẽ mở ra, đọc tiếp nội dung email hay không. Mục đích của việc viết tiêu đề cuốn hút ở đây là lôi kéo người nhận mở email và đọc tin nhắn của doanh nghiệp. Hãy nghĩ về việc: Doanh nghiệp có mở email từ những người gửi mà doanh nghiệp không biết họ là ai không? Có thể là không và người đăng ký email của doanh nghiệp cũng vậy. Vì vậy, điều quan trọng là phải kiểm tra kỹ tiêu đề để đảm bảo độ uy tín của email.

Dưới đây là một số mẹo cho tiêu đề email của doanh nghiệp:

– Tên người gửi: Tên doanh nghiệp gửi email là một trong những yếu tố thu hút sự chú ý của người nhận email. Thay vì sử dụng một tài khoản ẩn danh, doanh nghiệp gửi email bằng tên thương hiệu sẽ dễ chiếm được sự tin tưởng từ người nhận hơn.

– Dòng tiêu đề: Tiêu đề là yếu tố quan trọng nhất vì đây là điểm tiếp xúc đầu tiên giữa người dùng với email của doanh nghiệp. Một tiêu đề ấn tượng, khơi gợi trí tò mò cho người đọc luôn có tỷ lệ click cao hơn so với những tiêu đề bình thường. Dòng tiêu đề của doanh nghiệp phải mang tính cá nhân, định hướng hành động và trung thực. Bên cạnh đó, tiêu đề cần phải ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo truyền tải được nội dung của toàn bộ email. Trên thực tế, một nghiên cứu của Return Path cho thấy rằng các dòng tiêu đề dưới 50 ký tự có tỷ lệ mở gấp 12,5% và tỷ lệ nhấp lên đến 75%.

– Phần mở đầu: Phần nội dung đầu tiên phải thật nổi bật thì mới có thể “giữ chân khách hàng” đọc hết email. Hầu hết các công cụ email marketing đều cho phép người dùng xem trước trước bản tóm tắt của email ngoài dòng chủ đề. Nếu doanh nghiệp không xây dựng preheader này, các công cụ sẽ chỉ lấy phần đầu email của doanh nghiệp, điều này có thể làm cho người đăng ký hiểu nhầm về nội dung email của doanh nghiệp.

– Phần nội dung (body)

Xây dựng phần thân email luôn quan trọng với bất kỳ chiến lược email marketing nào. Giả sử doanh nghiệp đã tạo ra một tiêu đề hấp dẫn để người nhận mở email, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với thách thức tiếp theo là thuyết phục họ rằng những gì doanh nghiệp đang nói là thú vị và mang lại giá trị cho người nhận nhằm thúc đẩy họ thực hiện hành động. Doanh nghiệp có thể tự do sáng tạo bằng cách kết hợp các yếu tố khác nhau, làm nổi bật nội dung phần thân nhằm thu hút người đọc. Tương tự, nếu doanh nghiệp đặt các phần nội dung email của mình theo một thứ tự nhất định, doanh nghiệp có thể hướng dẫn người đọc đi theo một quy trình ra quyết định cụ thể để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình.

– Logo công ty

Doanh nghiệp nên thêm logo thương hiệu của mình ở đầu email và liên kết nó với trang web của doanh nghiệp. Logo nên có cùng một tông màu với mỗi chiến dịch email của doanh nghiệp để tạo ra một bản sắc thương hiệu nhất quán, giúp người đọc tăng mức độ nhận diện thương hiệu. 

– Nội dung chính

Đây là phần quyết định xem người đọc có tiếp nhận được thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải hay không. Doanh nghiệp nên dựa vào những dữ liệu thông tin cá nhân đã thu thập về người nhận để có thể hình dung xem nội dung nào sẽ thu hút họ. Người nhận sẽ cảm thấy hấp dẫn và thú vị hơn nữa nếu nội dung email phục vụ cho nhu cầu và sở thích của họ. Vì thế, thông tin người nhận càng được xác định rõ ràng, doanh nghiệp càng có thể triển khai nội dung văn bản tốt hơn.

– Kêu gọi hành động (Call to action – CTA)

Không một chiến lược email marketing nào có thể thiếu phần kêu gọi hành động. Nếu không có nút kêu gọi hành động (CTA), người nhận không biết họ nên làm gì tiếp theo, ngay cả khi họ quan tâm đến thương hiệu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên tạo nút CTA đầy đủ thông tin và đảm bảo nội dung cho người nhận biết rằng những gì mà họ nên mong đợi để đổi lấy được cú click chuột từ họ. Vị trí hoàn hảo cho nút kêu gọi hành động là nơi mà người đọc của doanh nghiệp đã đọc đủ để bị hấp dẫn nhưng chưa cần phải tiếp tục cuộn xuống. Thông thường, việc đặt nó ngay sau đoạn giới thiệu dẫn đến tỷ lệ thành công cao hơn. 

– Phần chân email (footer)

Phần cuối của nội dung không có nghĩa là phần cuối của email được gửi từ doanh nghiệp. Phần chân email của doanh nghiệp rất quan trọng. Dưới đây là những gì nó nên bao gồm:

– Liên kết truyền thông xã hội: Cho phép người đọc của doanh nghiệp tiếp tục tương tác và kết nối với nhau thông qua các nền tảng khác như Facebook, Twitter, LinkedIn.

– Địa chỉ và Thông tin liên hệ: Luôn giúp người đọc dễ dàng trả lời email hoặc liên hệ với doanh nghiệp theo một cách khác. 

– Tùy chọn hủy đăng ký: Để tuân thủ luật CAN-SPAM, doanh nghiệp cần phải cung cấp cho người đăng ký của mình một lựa chọn có thể huỷ đăng ký và không tiếp tục nhận email từ doanh nghiệp trong tương lai. 

2. Đặt mục tiêu cho mỗi chiến dịch

Đặt mục tiêu cho mỗi chiến dịch

Một chiến lược email marketing thành công sẽ cần đến những mục tiêu nhất định, dưới đây là cách đặt mục tiêu cho chiến dịch. Doanh nghiệp có thể xây dựng mục tiêu email dựa trên năm tiêu chí (SMART) sau:

– Cụ thể – Specific (Doanh nghiệp có thể đi sâu vào chi tiết những thông tin quan trọng hay không?)

– Có thể đo lường – Measureable (Doanh nghiệp có thể sử dụng một con số hoặc tỷ lệ phần trăm bất kỳ để đo lường tiến trình của mình không?)

– Có thể đạt được – Attainable (Doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu này một cách hợp lý để không mất tự tin không?)

– Tính thực tế – Realistic/Relevant (Doanh nghiệp có thể thực sự được lợi khi đạt được mục tiêu này không?)

– Có giới hạn thời gian – Time bound (Doanh nghiệp có thể tạo thời hạn hoặc ngày đến hạn để tự chịu trách nhiệm không?)

Xem thêm: Đâu là thời gian gửi Email Marketing hiệu quả?

3. Tiết kiệm thời gian bằng nguồn email mẫu

Tiết kiệm thời gian bằng nguồn email mẫu

Một trong những lợi ích từ việc sử dụng các mẫu email là chúng không mặc định sẵn một mẫu nhất định, doanh nghiệp có thể tuỳ chỉnh thiết kế và nội dung theo những gì doanh nghiệp mong muốn. Đặc biệt là khi doanh nghiệp muốn xây dựng nhiều chiến dịch email của mình theo hướng sáng tạo hơn nhưng vẫn muốn sử dụng mẫu. Dựa trên những mẫu email sẵn có, doanh nghiệp có thể tuỳ chỉnh thêm hoặc xóa nhanh các phần nội dung để biến email này thành một sản phẩm hoàn toàn mới.

Với 3 bước tối giản trên đây, chắc chắn sẽ không còn khó khăn để doanh nghiệp xây dựng một chiến lược email marketing đem đến thành công tối ưu nhất cho chiến dịch của mình.