Xác Định Thời Điểm Phù Hợp Để Thực Hiện Cross-Sell Qua Email

Thông thường, trong Email Marketing nói riêng và việc tiếp thị nói chung, phần lớn khách hàng sẽ có xu hướng ưu tiên tham khảo những sản phẩm đến từ các thương hiệu họ từng mua hàng thay vì lựa chọn mặt hàng đến từ một thương hiệu hoàn toàn mới. Đây chính là cơ hội tuyệt vời để doanh nghiệp áp dụng chiến dịch bán chéo của mình. Nhưng để đảm bảo hiệu quả tối đa, doanh nghiệp cần lựa chọn thời điểm thực hiện chiến dịch đúng đắn.

1. Cung cấp các sản phẩm bổ sung cho nhau

Có thể nói, đây là bí quyết khá phổ biến mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể sử dụng để thực hiện chiến dịch bán chéo hiệu quả hơn. “Bạn cũng có thể cần…” là một cụm từ kỳ diệu nên được bổ sung vào các trang bán sản phẩm, trang giỏ hàng và email sau khi mua hàng để thúc đẩy khách hàng của doanh nghiệp nhấp vào nút “thêm vào giỏ hàng” lần thứ hai.

Trên thực tế, chính tính năng bổ sung của các sản phẩm liên quan sẽ là yếu tố quan trọng giúp tăng giá trị trải nghiệm của khách hàng, do đó, không có lý do gì để doanh nghiệp từ chối sử dụng chiến lược này trong chiến dịch của mình. Ví dụ, nếu doanh nghiệp kinh doanh thiết bị di động, hãy gợi ý cho khách hàng của mình các sản phẩm bổ sung như: ốp lưng điện thoại, hộp đựng tai nghe, dây đeo điện thoại… để thúc đẩy doanh thu các sản phẩm đi kèm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể cung cấp những gói sản phẩm gần như là bắt buộc khi mua sản phẩm chính, ví dụ như điện thoại cảm ứng thông minh và miếng dán cường lực bảo vệ màn hình điện thoại. Chỉ cần giúp khách hàng nhận ra sự quan trọng và cần thiết của sản phẩm bổ sung đối với sản phẩm chính, thì dù không có chương trình khuyến mãi hoặc chiết khấu hấp dẫn, khách hàng vẫn sẽ chấp nhận mua cả hai sản phẩm cùng nhau.

2. Hỗ trợ chiến dịch email sau mua hàng

Những email sau mua hàng, tiêu biểu như email xác nhận đơn hàng, thường thu hút rất nhiều sự quan tâm từ khách hàng đã lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần tận dụng tỷ lệ mở khá cao từ những email này để thực hiện chiến lược Cross-sell cho sản phẩm bổ sung của mình. Cụ thể, trong các email sau mua hàng, doanh nghiệp nên cung cấp các đề xuất về những sản phẩm bổ sung giúp sản phẩm đã mua trở nên hoàn hảo hơn, đem lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Đối với việc tiếp thị qua email, chiến lược này được sử dụng khá rộng rãi và đem lại hiệu quả tương đối tốt. Tuy nhiên, để thúc đẩy khách hàng chọn mua thêm các sản phẩm bán chéo, doanh nghiệp nên đính kèm mã ưu đãi, giảm giá với chiết khấu hấp dẫn trong email sau mua hàng của mình. Không chỉ vậy, hãy cung cấp thêm hình ảnh trực quan về sản phẩm bổ sung hoặc sự kết hợp giữa sản phẩm bổ sung và sản phẩm chính để làm nổi bật tính cần thiết của cả hai sản phẩm.

3. Giới thiệu sản phẩm bổ sung trên trang thanh toán

Giới thiệu sản phẩm bổ sung trên trang thanh toán

Predictive Intern đã nhận thấy rằng chiến lược bán kèm được thực hiện ở khâu thanh toán thực sự có thể giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi hơn 3%. Đúng thật vậy, khâu thanh toán luôn đòi hỏi sự chú ý tuyệt đối của khách hàng trong việc kiểm tra thông tin, do đó, các thông tin gợi ý về Cross-sell sản phẩm bổ sung cũng sẽ khó để khiến khách hàng bỏ qua. Đến với khâu thanh toán, người mua hàng sẽ quan tâm đến số tiền bỏ ra nên đây là lúc doanh nghiệp cần cung cấp thông tin về sản phẩm bổ sung cùng ưu đãi hấp dẫn để thu hút họ.

4. Nhắc lại giỏ hàng bị bỏ quên

Trong email nhắc nhở giỏ hàng bị bỏ quên, bên cạnh thông tin về các mặt hàng trong giỏ hàng, doanh nghiệp có thể gợi ý thêm các sản phẩm hỗ trợ cho những mặt hàng đó. Hãy sử dụng nút CTA và ưu đãi có tính ảnh hưởng mạnh mẽ để thúc đẩy thanh toán cả hai mặt hàng, ngoài ra, cung cấp sản phẩm theo combo cũng là một chiến lược tuyệt vời trong mẫu email này.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện chiến dịch Email Marketing bán chéo phù hợp và hiệu quả hơn.