Giá trị vòng đời khách hàng là một chỉ số cơ bản giữa rất nhiều chỉ số khác trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại điện tử (TMĐT), nhưng đây lại chỉ số quan trọng nhất. Vì sao lại như vậy? Hãy cùng tìm hiểu những lý do sau nhé! 

Doanh nghiệp có được hình ảnh cụ thể hơn về tương lai

Doanh số bán hàng và doanh thu là những thước đo chuẩn xác để đánh giá tình hình hiện tại của doanh nghiệp. Nhưng giá trị vòng đời khách hàng mới là chỉ số tốt nhất để dự báo thành công trong tương lai. Khi doanh nghiệp biết trung bình mình kiếm được bao nhiêu từ khách hàng trong một khoảng thời gian cụ thể, mọi khách hàng tiềm năng và khách hàng có được sẽ trở thành một phần dữ liệu dự báo khả thi. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể lập kế hoạch trước, đầu tư khôn ngoan và tiếp tục phát triển việc kinh doanh của doanh nghiệp mình.

CLV giúp theo dõi và cải thiện sự hài lòng của khách hàng

Khi theo dõi chặt chẽ giá trị vòng đời khách hàng, doanh nghiệp có thể nhanh chóng xác định xu hướng về mức độ hài lòng của khách hàng đối với thương hiệu. Chỉ số này thể hiện một tiêu chuẩn cụ thể về vị trí của doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nếu giá trị này thấp hơn sự mong đợi, doanh nghiệp có thể phân tích sâu hơn vào các chỉ số, từ đó xác định vấn đề, tìm hiểu lý do và khắc phục nó.

Thực tế là khi khách hàng cảm thấy hài lòng hơn, sự chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ cũng sẽ nhiều hơn. Họ sẽ mua hàng thường xuyên hơn và mối quan hệ sẽ tiếp tục gắn bó lâu dài. Về cơ bản, theo dõi và cải thiện giá trị vòng đời khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tập trung vào việc tăng doanh thu từ khách hàng hiện tại. Thay vì cứ phải tốn quá nhiều chi phí cho việc tìm kiếm khách hàng mới, hãy nên tận dụng triệt để nguồn khách hàng hiện có!

CLV giúp phát triển các chiến lược giảm chi phí thu hút khách hàng

Như doanh nghiệp đã biết, việc tìm kiếm một khách hàng mới luôn đi kèm với chi phí. Một trong những thách thức lớn nhất mà các thương hiệu ecommerce phải đối mặt là giảm chi phí cho việc có được khách hàng mới để thúc đẩy lợi nhuận, phát triển doanh nghiệp của mình. Cải thiện giá trị vòng đời khách hàng có thể giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu này. Bằng cách tập trung vào các chiến lược kéo dài thời gian tồn tại của nguồn khách hàng hiện tại, doanh nghiệp có thể tiếp tục tăng doanh số bán hàng mà không phải chi thêm nhiều hơn để có được những khách hàng mới.

CLV giúp đo lường lợi nhuận và tính hiệu quả theo thời gian

Khi sử dụng mô hình RFM, doanh nghiệp có thể đo lường và phân đoạn khách hàng của mình theo mức độ. Cụ thể như gần đây họ đã mua sản phẩm nào, tần suất họ mua sản phẩm hay giá trị/ số tiền mà họ đã chi tiêu. Bằng cách phân khúc này, doanh nghiệp có thể xác định nhóm nào là phân khúc có giá trị nhất và tập trung thời gian vào những khách hàng đó. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện giá trị vòng đời khách hàng và giảm chi phí thu hút khách hàng bằng cách tập trung thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp vào khách hàng sẽ đem lại nhiều lợi nhuận nhất.

Khi nhận thức được giá trị lâu dài của khách hàng, doanh nghiệp còn có thể giải quyết tốt hơn khả năng sinh lời trong việc kinh doanh của mình. Ví dụ: Lần mua hàng đầu tiên của ai đó có thể không mang lại lợi nhuận đặc biệt, đặc biệt là khi ngân sách marketing được tính đến. Nhưng nếu chúng ta biết họ sẽ quay lại lần nữa, doanh nghiệp có thể bắt đầu đánh giá tốt hơn khả năng sinh lời cho khách hàng đó. Ngoài ra, hãy lưu ý đến những khách hàng có điểm RFM cao. Hãy tăng cường chiến dịch tiếp thị cho họ và sẽ có tác động lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

CLV giúp thấu hiểu khách hàng để giữ chân họ

Giá trị vòng đời khách hàng là KPI cuối cùng cho các chiến dịch giữ chân khách hàng. Nếu các chiến lược giữ chân của doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, thì CLV sẽ tăng lên. Vì vậy, nếu doanh nghiệp đang định tập trung vào các chiến lược giữ chân khách hàng, thì hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp đang theo dõi giá trị vòng đời của khách hàng để cung cấp thông tin chi tiết thực sự về sự thành công của doanh nghiệp.

Trên đây là những lý do vì sao CLV lại quan trọng đối với không chỉ riêng doanh nghiệp ecommerce, mà còn với bất kỳ đơn vị kinh doanh nào muốn phát triển lâu dài và hiệu quả.