Vì các email giao dịch được gửi để phản hồi lại các hành động của khách hàng, chúng thường có tỷ lệ mở cao hơn so với các email tiếp thị thông thường. Điều này tạo ra một cơ hội lớn để hội lớn để doanh nghiệp tương tác với khách hàng của mình. Để giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa dạng email này, chúng tôi sẽ giới thiệu 5 phương pháp hay nhất để gửi email với thông điệp giao dịch ngay dưới đây.
1. Thêm vào dấu ấn cá nhân
Bản chất một đối một của email giao dịch mang lại cho doanh nghiệp cơ hội kết nối với khách hàng ở cấp độ cá nhân. Điều này có thể được thực hiện đơn giản như nhắc đến tên của khách hàng trong nội dung email. Email với thông điệp giao dịch có tên khách hàng được cá nhân hóa nhận được số lần nhấp chuột nhiều hơn 6 lần so với các email tương tự không có tên khách hàng.
Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng nội dung hấp dẫn để thu hút khách hàng hơn qua những mẫu email này chứ đừng chỉ tập trung vào thông tin cứng nhắc và nhàm chán. Trong trường hợp này, email thông báo giao hàng từ MeUndies là một ví dụ đáng tham khảo.
Loại email này đã thực sự hoàn thành nhiệm vụ khi cho khách hàng biết rằng gói hàng của họ đã được vận chuyển và thậm chí còn bao gồm cả mã theo dõi. Nhưng hơn thế nữa, với thiết kế táo bạo và cách trình bày nội dung theo dạng thơ Haiku ấn tượng đã giúp email này nổi bật trong một biển email nhàm chán, phá vỡ sự ồn ào và tạo kết nối với khách hàng.
2. Tận dụng cơ hội bán kèm những sản phẩm liên quan
Đây là phương pháp mà doanh nghiệp có thể quen thuộc nếu đã từng đặt hàng bất cứ thứ gì từ Amazon. Nhiều email xác nhận đơn hàng và thông báo giao hàng đều có thêm các đề xuất được cá nhân hóa cho các sản phẩm khác ở phía cuối email.
Tất nhiên, có một lý do khiến Amazon phải bỏ ra nhiều thời gian như vậy để tìm đúng sản phẩm để giới thiệu – phương pháp này thực sự hiệu quả. Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng tỷ lệ giao dịch cao nhất được tìm thấy trong các email bao gồm các lựa chọn bán thêm hoặc bán kèm được cá nhân hóa.
Điều này không chỉ áp dụng cho các email xác nhận đơn đặt hàng. Đề xuất sản phẩm có hiệu quả trong bất kỳ loại email marketing giao dịch nào. Ví dụ: email đặt lại mật khẩu bao gồm các mặt hàng bán kèm có tỷ lệ giao dịch cao hơn 93% so với những email không có.
Công ty của doanh nghiệp có thể bắt chước chiến lược này bằng cách sử dụng các điểm dữ liệu sau để tìm các sản phẩm mà nhóm khách hàng cụ thể có khả năng quan tâm:
– Sản phẩm mà khách hàng đã xem và/hoặc thêm vào giỏ hàng của họ.
– Một sản phẩm hoặc một danh mục sản phẩm mà khách hàng đã mua của doanh nghiệp gần đây.
– Sản phẩm mà khách hàng đã thêm vào danh sách mong muốn của họ hiện đã có hàng trở lại.
3. Cẩn thận với luật chống thư rác
Trên thế giới, có rất nhiều đạo luật về thư rác liên quan đến việc gửi các thông điệp thương mại.
Ví dụ: Đạo luật CAN-SPAM của Hoa Kỳ đưa ra quy định về việc gửi tin nhắn hàng loạt cùng với bất kỳ loại tin nhắn email nào khác nhằm mục đích quảng cáo một sản phẩm.
Mặc dù email giao dịch không được gửi hàng loạt nhưng đôi khi vẫn chứa tài liệu quảng cáo (như sản phẩm bán kèm đã nói ở mục trên). Để tránh bị phạt với luật chống thư rác, doanh nghiệp có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây:
- Đảm bảo trình bày rõ ràng mục đích của email trong dòng chủ đề. Ví dụ: “Xác nhận đơn hàng ABC của bạn” hoặc “Thông báo giao hàng cho sản phẩm XYZ”.
- Đảm bảo nội dung giao dịch nhiều hơn đáng kể so với nội dung quảng cáo trong một email.
- Xác minh rằng tất cả nội dung giao dịch có trước, sau đó là bất kỳ chương trình khuyến mãi nào.
4. Gửi email giao dịch ngay sau hành động của khách hàng
Hầu như sẽ không ai biết nếu doanh nghiệp gửi những email từ chiến dịch tiếp thị của mình chậm hơn vài giờ so với kế hoạch. Tuy nhiên, vì một email chứa thông điệp giao dịch được gửi với mục đích phản hồi các hành động cụ thể, nên có lẽ khách hàng luôn mong nhận được nó sớm nhất có thể.
Ví dụ: nếu một khách hàng yêu cầu đặt lại mật khẩu và họ không nhận được email cho đến ngày hôm sau, thì doanh nghiệp có khả năng đã mất một đơn hàng. Đối với xác nhận đơn hàng cũng vậy. Khách hàng thường kiểm tra email xác nhận ngay lập tức để đảm bảo mọi thứ diễn ra chính xác.
Nếu không nhận được ngay, họ có thể thử mua lại sau đó hoặc liên hệ với bộ phận dịch vụ khách hàng – hai tình huống này đều dẫn đến trải nghiệm khách hàng không tốt. Vì vậy, điều quan trọng là phải gửi email marketing giao dịch ngay lập tức bằng email tự động.
Một tùy chọn khách là sử dụng dịch vụ email giao dịch GetResponse – nền tảng cho phép doanh nghiệp sử dụng email chứa thông điệp giao dịch do API hoặc SMTP kích hoạt để gửi thông báo và cập nhật cho khách hàng về giao dịch mua của họ.
5. Tối ưu hóa cho mọi thiết bị
Hơn một nửa số người nhận sẽ mở email của doanh nghiệp trên thiết bị di động, vì vậy, điều quan trọng là phải tối ưu hóa chúng cho tất cả các dạng màn hình, không chỉ màn hình máy tính để bàn lớn. Một trong những cách tốt nhất để làm điều này là xây dựng các mẫu email đáp ứng được trên thiết bị di động.
Email phản hồi trên thiết bị di động sẽ trông đẹp và hoàn hảo trên cả thiết bị có màn hình nhỏ hơn và lớn hơn. Và vì doanh nghiệp chỉ đang tạo và gửi một email (được tối ưu hóa cho cả hai loại thiết bị) nên sẽ không có vấn đề gì nếu người đăng ký của doanh nghiệp chọn mở email đó bằng các thiết bị khác nhau.
Trên đây là một số cách ứng dụng email marketing chứa thông điệp giao dịch hiệu quả nhất. Doanh nghiệp hãy cân nhắc tham khảo và áp dụng thật đúng trong trường hợp cụ thể nhé!