Content marketing ngày càng được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhằm tăng nhận biết thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng, và tăng doanh số. Tuy nhiên, để có được hiệu quả thì doanh nghiệp cần phải trải qua thời gian thử và điều chỉnh. Vậy, đâu là những loại content doanh nghiệp nhất định nên áp dụng nhằm tiết kiệm thời gian và mang lại lợi ích lâu dài?
Ở bài trước, chúng ta đã điểm qua 5 loại mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Những loại content còn lại có gì đặc biệt và vì sao doanh nghiệp nên sử dụng trong kế hoạch marketing của mình? Hãy cùng IMP tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!
6. Hội thảo online cùng với chuyên gia
Hội thảo online từng là mỏ vàng về tỷ lệ chuyển đổi. Nhưng khi càng có nhiều bên nhảy vào làm hội thảo với chất lượng không tốt thì nhiều người dùng đã trở nên ngao ngán. Bây giờ nếu doanh nghiệp bạn cũng làm hội thảo thì nhiều khả năng khách hàng tiềm năng sẽ nghĩ “ugh, lại một buổi hội thảo khác nữa à?” và họ không đăng ký.
Điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp không nên chọn hội thảo online, mà hãy thay đổi để thành một phiên bản khác. Chìa khóa cho phiên bản khác của hội thảo online hiện nay là quan hệ đối tác.
Hãy mời những chuyên gia trong ngành, những người nổi tiếng với khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Hình thức hội thảo online cùng chuyên gia là một kiểu “đôi bên cùng có lợi”:
- Chuyên gia được lợi khi tiếp cận đối tượng của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp được lợi khi tiếp cận đối tượng của chuyên gia
Lợi ích của hội thảo online không mang nhiều ý nghĩa, nhưng nếu có cơ hội làm việc với các chuyên gia, cả hai đều có thể được hưởng lợi bằng cách tiếp cận đối tượng mới.
7. Case study (Câu chuyện thành công)
Hãy tưởng tượng chúng ta ngồi trong một căn phòng đầy người. Một người thuyết trình tiến đến máy chiếu và cho khán giả xem những dòng kẻ này.
Nhìn vào dòng kẻ ở hình bên trái, trong ba dòng còn lại dòng kẻ nào có độ dài gần bằng nhất?
Câu trả lời rõ ràng là C.
Nhưng mọi người khác trong phòng đang nói đùa và tất cả đều trả lời là B. Khi đến lượt chúng ta trả lời, câu trả lời vẫn là C chứ?
Solomon Asch thực hiện thử nghiệm này lần đầu tiên vào những năm 1950, và nó được lặp đi lặp lại nhiều lần kể từ đó. Phát hiện chung này có nghĩa là ý kiến của người khác có thể ảnh hưởng đến cá nhân bạn, nó được gọi là “bằng chứng xã hội”.
Họ viết về những điều khiến chúng ta ngưỡng mộ, khi thấy họ đã làm được điều đó và chúng ta có thể yên tâm rằng chúng ta cũng có thể làm được. Đó là nơi dành cho case study, đó là những câu chuyện thành công, đó là những câu chuyện từ những khách hàng đã có trải nghiệm tuyệt vời. Và case study thực sự, thực sự hữu ích cho hoạt động tiếp thị.
Case study chính là công cụ tiếp thị nội dung hiệu quả dành cho doanh nghiệp bạn. Hãy đăng những bài này trên trang chủ, trên các trang đáp, trong các cuộc họp với khách hàng tiềm năng.
Các case study có thể là những câu chuyện hấp dẫn theo đúng nghĩa của chúng. Nếu doanh nghiệp viết các case study thực sự tốt thì có thể dùng chúng giống như các nội dung khác.
8. Checklist
Một bác sĩ phẫu thuật trải qua 4 năm đại học, 4 năm trường y, 3–8 năm nội trú, và (có thể) một học bổng chuyên ngành kéo dài 2-3 năm. Điều đó có nghĩa là họ dành ra từ 13 đến 21 năm để học trước khi đi làm. Bác sĩ phẫu thuật Atul Gawande đã xuất bản “Tuyên ngôn checklist” vào năm 2009, sau khi thực hiện nghiên cứu cho thấy checklist về phẫu thuật có thể khiến ít người chết hơn. Gần đây nhất vào năm 2017, một nghiên cứu lớn ở 14 bệnh viện cho thấy checklist phẫu thuật làm giảm 22% số ca tử vong.
Ngay cả khi khách hàng của doanh nghiệp không phải là một nhóm bác sĩ phẫu thuật, checklist cũng là một kiểu nội dung hiệu quả. Checklist là một kiểu nội dung tuyệt vời vì chúng đưa ra một hướng dẫn đơn giản, từng bước cần thực hiện. Chúng cũng có thể được áp dụng ngay lập tức – điều này làm cho checklist trở thành một lựa chọn tuyệt vời như một nam châm dẫn đầu cho trang web.
9. Infographics (thông tin dạng đồ họa)
Infographics từng là một kiểu nội dung rất tuyệt vời và hiệu quả, cho đến khi nó trở nên quá phổ biến.
Chìa khóa là kết hợp một đồ họa thông tin với dữ liệu có giá trị. Việc trực quan hóa dữ liệu trở nên có giá trị hơn, nó làm cho những thứ khó hiểu trở nên dễ dàng hơn. Nếu doanh nghiệp đang làm một bài nghiên cứu sơ cấp thì có thể tạo một vài infographics liên quan đến nghiên cứu đó.
10. Podcast
Dưới đây là một vài lý do khiến các nhà tiếp thị trở nên điên cuồng với podcast (từ Edison Research và Nielsen):
- 44% người ở Mỹ đã nghe podcast.
- 26% người ở Mỹ nghe ít nhất 1 podcast mỗi tháng
- 45% người nghe podcast có thu nhập trên 75 nghìn (so với 35% trong dân số nói chung)
Người nghe podcast có xu hướng tương đối khá giả. Khi họ nghe podcast, họ nghe gần như toàn bộ nội dung (+80%). Và có những thính giả say mê nghe bảy podcast mỗi tuần.
Tất cả những điều này nói lên rằng podcast là một phương tiện đang phát triển, mức độ phổ biến của chúng không ngừng tăng lên và các nhà tiếp thị đang tìm cách tham gia và tiếp cận đối tượng mà họ muốn thu hút.
Tất nhiên, giống như mọi loại nội dung khác, podcast cũng có nhược điểm:
- Thật khó để có được số lượt tải/nghe podcast. Phân tích cần được bao quát rộng trên các nền tảng khác nhau
- Khả năng tìm kiếm của Podcast rất tệ. Nếu muốn xây dựng một lượng khán giả mới qua podcast, khó khăn như việc đấu tranh cho thứ hạng trên iTunes.
- Rất khó để làm được một podcast hay.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nên làm podcast. Nhiều nhà tiếp thị thành công cho biết, nếu chưa có đủ khán giả thì doanh nghiệp đừng nên bắt đầu làm podcast. Hãy bắt đầu với blog, social media trước khi làm podcast.
Tất cả các loại nội dung đều có nhược điểm, nhưng đây là các lợi ích của podcast:
- Chúng cho phép khách hàng hiểu rõ hơn về doanh nghiệp. Khách hàng sẽ nghe một podcast dài 40 phút, nhưng họ không đọc một bài đăng trên blog 40 phút, và không thể đọc lướt một podcast.
- Podcast cho phép tiếp thu bị động. Doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng trong khi họ sinh hoạt cuộc sống của họ, vì vậy nội dung podcast không cạnh tranh với các kiểu nội dung khác đòi hỏi sự chú ý.
Nếu doanh nghiệp muốn thu hút sự chú ý hơn từ những khách hàng, podcast là một lựa chọn tuyệt vời.
Kết luận: Các loại nội dung khác
Trong tiếp thị nội dung, còn rất nhiều loại nội dung khác nhưng trên đây là 10 loại hiệu quả nhất đã được nhiều chuyên gia nghiên cứu. Doanh nghiệp có thể thử các loại nội dung khác như:
- Sách điện tử.
- Chủ đề Reddit / Quora.
- Các bài thuyết trình.
- Bản cáo bạch
- Các cuộc phỏng vấn.
Có rất nhiều loại tiếp thị nội dung khác nhau mà doanh nghiệp có thể thực hiện, nhưng điều quan trọng là chọn loại nội dung phù hợp nhất cho mình để đạt kết quả tốt nhất.
Nguồn: Activecampaign
Việt hóa: Đội ngũ IMP