Việc tối ưu hoạt động Digital Marketing cho nhà quản lý luôn là nhiệm vụ cần thiết trong bất kỳ chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số nào. Nhưng vì sao nhà quản lý cần làm điều này? Và có những cách nào giúp tối ưu hoạt động Digital Marketing? Hãy tìm hiểu ngay những thông tin hữu ích dưới đây!
1. Vì sao phải liên tục đo lường và tối ưu hoạt động Digital Marketing?
Mỗi chiến dịch Digital Marketing có thể nhắm đến nhiều mục tiêu khác nhau, ví dụ như: tăng tỷ lệ chuyển đổi, tăng doanh số, tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng sự gắn kết với khách hàng,… Nhưng hơn thế nữa, các mục tiêu này đều cần được cụ thể hóa. Nghĩa là, doanh nghiệp cần đặt mục tiêu với một con số cụ thể, ví dụ: tăng doanh số Email Marketing lên 20% so với chiến dịch trước đó, hoặc, tăng tỷ lệ chuyển đổi lên 40% so với chiến dịch trước đó,…
Chính vì vậy, để đánh giá một chiến dịch có thành công hay không, có đạt được đến con số mục tiêu hay không, doanh nghiệp sẽ cần thực hiện việc đo lường và đánh giá hiệu quả chiến dịch liên tục. Nhưng việc đo lường thôi là chưa đủ. Nếu hiệu quả chiến dịch chưa đạt mục tiêu, doanh nghiệp sẽ cần tối ưu hoạt động Digital Marketing để tối đa hiệu quả đạt được. Đó cũng chính là lý do doanh nghiệp nên thực hiện việc đo lường và tối ưu hoạt động Digital Marketing.
Những điều cần biết về Digital Marketing cho nhà quản lý giúp tối ưu các hoạt động Digital Marketing.
2. Những cách giúp tối ưu hoạt động Digital Marketing
Có nhiều cách để tối ưu hoạt động Digital Marketing cho nhà quản lý, nhưng dưới đây là hai cách cơ bản nhất mà nhà quản lý không nên bỏ qua.
– Đo lường liên tục theo các chỉ số
Doanh nghiệp không nên đợi đến giai đoạn cuối chiến dịch mới tiến hành đo lường hiệu quả, mà doanh nghiệp cần thực hiện điều này liên tục, xuyên suốt chiến dịch. Việc đo lường các chỉ số liên tục xuyên suốt chiến dịch sẽ giúp doanh nghiệp có thể theo dõi và nắm bắt được hiệu quả của từng giai đoạn triển khai. Từ đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng phát hiện những “lỗ hổng nhược điểm” mà chiến dịch đang gặp phải, và tiến hành thực hiện chiến lược dự phòng để điều chỉnh sai sót này nhằm cải thiện hiệu quả chiến dịch.
Mỗi hình thức tiếp thị khác nhau sẽ đòi hỏi doanh nghiệp phải đo lường và theo dõi những chỉ số khác nhau. Ví dụ, nếu doanh nghiệp thực hiện Website Marketing, thì các chỉ số mà doanh nghiệp cần đo lường là: traffic, session, tỷ lệ pageview, tỷ lệ thoát (bounce rate), thời gian người đọc duy trì hoạt động trên website (time on site), visitor, new visitors, returning visitors,… Hoặc, nếu doanh nghiệp thực hiện Email Marketing, thì các chỉ số quan trọng mà doanh nghiệp cần đo lường là: tỷ lệ mở (open rate), tỷ lệ nhấp (click through rate), tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate), tỷ lệ churn, doanh thu trung bình từ email, doanh thu từ email được mở, doanh thu từ người đăng ký, lợi nhuận từ email,…
Mỗi chỉ số đều có tầm quan trọng riêng và đều ảnh hưởng đến hiệu quả chung của toàn bộ chiến dịch. Doanh nghiệp cần lưu ý, có một số chỉ số sẽ ảnh hưởng đến những chỉ số khác, ví dụ như: tỷ lệ mở email càng cao thì tỷ lệ nhấp và tỷ lệ phản hồi cũng có thể tăng cao. Vì vậy, khi đo lường các chỉ số Digital Marketing, doanh nghiệp có thể nhóm những chỉ số liên quan lại với nhau để việc theo dõi và đánh giá trở nên dễ dàng hơn.
– Thử nghiệm A/B trước khi lựa chọn một cách triển khai hiệu quả nhất
Đây luôn là một phương thức hiệu quả để thực hiện Digital Marketing cho nhà quản lý. Phương pháp thử nghiệm A/B (A/B Testing) còn được biết đến với những tên gọi khác là Split Testing hoặc Bucket Testing. Cách hoạt động của phương pháp này khá dễ hiểu. Để thực hiện thử nghiệm A/B, doanh nghiệp sẽ cần đưa ra hai phiên bản hoạt động của một website, một ứng dụng hoặc một chiến lược Marketing cần thử nghiệm. Quá trình thử nghiệm A/B sẽ giúp doanh nghiệp xác định được điểm mạnh, điểm yếu của từng phiên bản, từ đó doanh nghiệp có thể lựa chọn được phiên bản tối ưu hơn để đưa vào hoạt động.
Có nhiều cách thực hiện thử nghiệm A/B khác nhau, thậm chí doanh nghiệp có thể tạo ra một quy trình thử nghiệm A/B của riêng mình. Tuy nhiên, quy trình thực hiện thử nghiệm A/B thông dụng và bảo đảm hiệu quả sẽ bao gồm các bước cơ bản sau: thu thập dữ liệu, xác định mục tiêu, đưa ra các ý tưởng và giả thuyết, tạo các biến thể khác nhau giữa hai phiên bản, hoàn thành hai phiên bản thử nghiệm, chạy thử nghiệm cả hai phiên bản, phân tích và đánh giá kết quả.
Về cơ bản, quá trình thử nghiệm A/B chính là quá trình so sánh hiệu quả hoạt động của hai phiên bản khác nhau. Doanh nghiệp có thể thực hiện thử nghiệm A/B giữa phiên bản hiện có và phiên bản bao gồm các biến thể mới, hoặc, giữa hai phiên bản mới hoàn toàn. Việc lựa chọn được phiên bản tối ưu hơn sẽ giúp doanh nghiệp tối đa hiệu quả chiến dịch, đồng thời tiết kiệm nguồn lực đáng kể.
Xem thêm: Digital Marketing cho nhà quản lý - những hố đen cần tránh cùng Blog Imp.
Trên đây là những thông tin hữu ích để tối ưu hoạt động Digital Marketing cho nhà quản lý, hãy tham khảo và liên hệ với chúng tôi nếu còn thắc mắc cần giải đáp.