Một trong những phương pháp đơn giản nhất để tăng giá trị đơn hàng trung bình và tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi của chiến dịch tiếp thị chính là bán thêm. Đáng ngạc nhiên là nhiều doanh nghiệp lại bỏ qua cơ hội ngàn vàng này, thay vào đó, họ dành toàn bộ nguồn tài nguyên cho các email quảng cáo và đầu tư vào các chiến dịch nghỉ lễ. Hãy tìm hiểu về các hình thức thực hiện email upsell để không bỏ lỡ một cơ hội tuyệt vời giúp tạo ra doanh thu khổng lồ từ con số không.
1. Nâng cấp phiên bản
Nâng cấp phiên bản không chỉ là một chiến thuật kỹ thuật số thuần túy. Trước đây, nhiều nhà hàng sử dụng nó với mục đích cung cấp các phần ăn quan trọng hơn hoặc các phiên bản cải tiến của các món ăn với một số nguyên liệu độc quyền, theo đó, giá món ăn cũng sẽ được tăng thêm. Tương tự như vậy, doanh nghiệp thương mại điện tử hoàn toàn có thể áp dụng chiến lược upsell qua email dưới hình thức cung cấp phiên bản nâng cao hơn cho người dùng. Trong email này, doanh nghiệp cần chỉ rõ những cải tiến của phiên bản mới so với phiên bản hiện tại, đồng thời nêu ra những lợi ích có được từ các cải tiến đó một cách thuyết phục, hãy cố gắng để khách hàng nhận ra phiên bản sản phẩm hiện tại không có tính năng nào xuất sắc như phiên bản cao cấp. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ tạo được cảm giác “không thể thay thế” cho người dùng đối với phiên bản sản phẩm mới và thúc đẩy họ ra quyết định mua hàng.
2. Bảo vệ sản phẩm
Theo lý thuyết, chiến thuật Upsell Email này tập trung vào việc gia hạn bảo hành của người dùng để bảo vệ sản phẩm khỏi các sự cố hoặc lỗi kỹ thuật không mong muốn. Tất nhiên, doanh nghiệp không nên trình bày và giải thích quá sâu về những lỗi có thể xảy ra, điều này sẽ khiến nội dung email dễ gây bối rối cho người dùng, đồng thời tạo ra tâm lý lo sợ cho khách hàng đang sử dụng sản phẩm. Thay vào đó, doanh nghiệp có thể gợi ý sản phẩm upsell trong email với thông điệp mong muốn khách hàng có được những trải nghiệm tốt hơn so với sản phẩm hiện tại của mình.
3. Tùy chỉnh sản phẩm
Nguyên tắc của chiến lược bán thêm này là, khách hàng mua thêm nhiều, khách hàng sẽ phải trả thêm nhiều tiền, nhưng ngược lại, khách hàng sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn. Chiến lược này thường được áp dụng trong ngành công nghiệp ô tô và SaaS. Đây là chiến lược tuyệt vời được đánh giá cao bởi khả năng tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi và gia tăng giá trị trải nghiệm của khách hàng. Bằng cách đưa ra nhiều lựa chọn cho khách hàng, doanh nghiệp sẽ giúp họ cảm thấy bản thân đang ở phe chủ động, và quyết định của họ thật sự có tầm ảnh hưởng chứ không đơn giản bị thuyết phục như những quảng cáo khác. Theo đó, họ có thể tự mình lựa chọn những tính năng tùy chỉnh mà mình đang cần, và quyết định mua hàng của họ chính là sự đồng ý cho chi phí phải trả mà doanh nghiệp đưa ra, điều này sẽ thỏa mãn tâm lý “thuận mua vừa bán” mà nhiều khách hàng mong đợi khi mua hàng.
4. Gia hạn thời gian của dịch vụ
Doanh nghiệp có thể sử dụng chiến lược upsell qua email marketing để khuyến khích khách hàng gia hạn thời gian của dịch vụ thay vì kết thúc gói dịch vụ đang dùng và chuyển sang một lựa chọn khác. Một ví dụ tiêu biểu có thể kể đến Spotify, họ thường cung cấp các gói dịch vụ với chi phí tiết kiệm hơn nếu người dùng quyết định gia hạn dịch vụ trong thời hạn lâu hơn. Thông qua đó, các gói dịch vụ 12 tháng hoặc 6 tháng, với chi phí rẻ hơn khi đăng ký 1 lần, thường sẽ được cân nhắc sử dụng nhiều hơn so với các gói dịch vụ 3 tháng hoặc 1 tháng, với chi phí tốn kém hơn khi đăng ký riêng lẻ.
Tùy theo sản phẩm kinh doanh và mục đích của chiến dịch, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi và tối đa lợi nhuận thu được thông qua những hình thức email upsell này.