Để thực hiện một chiến dịch Digital Marketing thành công, nhà quản lý cần phải đảm bảo chọn đúng kênh tiếp thị. Cẩm nang Digital Marketing cho nhà quản lý của chúng tôi sẽ cung cấp những tiêu chí quan trọng để giúp nhà quản lý/ doanh nghiệp chọn được kênh tiếp thị kỹ thuật số phù hợp cho chiến dịch sắp tới.
1. Tầm quan trọng của việc chọn đúng kênh Digital Marketing
Mỗi doanh nghiệp đều sẽ có những nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau, và những nhóm khách hàng này không phải lúc nào cũng cùng sử dụng một nền tảng kỹ thuật số nhất định. Vì vậy, doanh nghiệp cần xác định rõ nhóm khách hàng mục tiêu của mình phần lớn sẽ sử dụng nền tảng Digital nào. Từ đó, việc chọn đúng kênh Digital Marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhóm khách hàng mục tiêu đã nhắm đến, đồng thời, doanh nghiệp cũng xác định được mình cần tập trung sử dụng nguồn lực như thế nào cho hợp lý.
Xem thêm: Những điều cần biết về digital marketing cho nhà quản lý
2. Những tiêu chí chọn kênh Digital mà nhà quản lý nên biết
Có nhiều kênh Digital Marketing khác nhau, mỗi kênh tiếp thị này lại có những ưu, nhược điểm khác nhau. Vì vậy, để chọn được kênh Digital Marketing phù hợp cho chiến dịch của mình, doanh nghiệp cần nắm rõ đặc điểm của các kênh tiếp thị cũng như khi nào nên lựa chọn sử dụng những kênh tiếp thị này.
Tìm hiểu thêm: Các Chỉ Số Digital Marketing Nhà Quản Lý Cần Nắm Rõ giúp nhà quản lý chọn kênh
– Website
Website Marketing là chiến lược quảng bá trang web của doanh nghiệp để thu hút nhiều khách truy cập hơn, từ đó doanh nghiệp cũng có nhiều cơ hội hơn để cố gắng thuyết phục khách hàng tiềm năng mua hàng. Trên thực tế, website Marketing luôn là một trong những chiến lược cần thiết nhất đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Nếu thương hiệu của doanh nghiệp sở hữu một trang web chính thức, độ tin cậy chắc chắn sẽ cao hơn nhiều lần so với việc chỉ sở hữu một cửa hàng thương mại điện tử. Vì vậy, từ khi bắt đầu, doanh nghiệp nên xây dựng một trang web chính thức với giao diện dễ sử dụng để thu hút khách truy cập.
– Meta (Facebook, Instagram)
Hiện nay, tập đoàn Meta đang sở hữu hai trong số những mạng xã hội có số lượng người dùng lớn nhất, đó là Facebook và Instagram. Cả hai mạng xã hội này đều rất thông dụng với người dùng Internet. Vì vậy, nếu doanh nghiệp muốn tiếp cận với nhiều khách hàng mới, tăng tỷ lệ tương tác với khách hàng và quảng bá hình ảnh thương hiệu, thì doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng hai trang mạng xã hội này của Meta.
– Google (SEO)
Khi tìm hiểu Digital Marketing cho nhà quản lý, chắc chắn SEO Marketing luôn là kênh tiếp thị không thể bỏ qua. SEO Marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận nhóm đối tượng mục tiêu của mình khi họ tìm kiếm thông tin, giải pháp hoặc sản phẩm bất kỳ. Một chiến lược SEO toàn diện sẽ giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ chuyển đổi, tăng danh tiếng thương hiệu, tăng hiệu ứng Marketing truyền miệng và tăng doanh số bán hàng. Vì vậy, doanh nghiệp nên triển khai SEO Marketing song song với các kênh tiếp thị khác.
– Tiktok
Tiktok đang là một trong số những mạng xã hội dẫn đầu về lượt người dùng. Người dùng Tiktok đa dạng về độ tuổi, ngành nghề, khu vực địa lý,… Tiktok và người dùng của họ luôn cố gắng phát triển nền tảng này dựa trên “xu hướng”. Điều này có nghĩa là, nếu doanh nghiệp đang nhắm đến chiến lược tiếp thị đổi mới mỗi ngày, cần nhiều ý tưởng, thì Tiktok chắc chắn là một sân chơi đáng tham gia.
– Zalo
Xét về vấn đề bảo mật, nền tảng Zalo thường được đánh giá cao hơn hầu hết kênh tiếp thị khác vì người dùng cần phải xác nhận số điện thoại thực để tạo tài khoản. Vì vậy, doanh nghiệp có thể tiến hành tiếp thị qua Zalo để đến gần hơn với nhóm khách hàng tiềm năng, có khả năng mua hàng cao và tăng hiệu quả chuyển đổi nhanh chóng hơn so với nhiều nền tảng khác.
Xem thêm: Các mẫu kế hoạch digital marketing dành cho doanh nghiệp mới.
– SMS
Đây cũng là một trong những lựa chọn đáng cân nhắc khi thực hiện Digital Marketing cho nhà quản lý. SMS Marketing chính là hình thức quảng cáo sản phẩm, cập nhật thông tin ưu đãi thông qua tin nhắn điện thoại. Nhờ sự phổ biến của điện thoại di động, chiến lược SMS Marketing cũng có thể đem lại tỷ lệ đọc và tỷ lệ tương tác cao cho chiến dịch của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sử dụng SMS Marketing trong trường hợp đã có nền tảng thông tin/số điện thoại của khách hàng tiềm năng. Chiến lược này thường được tiến hành bằng việc gửi tin nhắn hàng loạt, vì vậy, nếu doanh nghiệp có nền tảng khách hàng khá hạn chế, thì doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn một chiến lược khác.
– Email Marketing
Hình thức tiếp thị qua email chắc chắn không còn xa lạ đối với hầu hết doanh nghiệp thương mại điện tử. Đây là cách đơn giản để doanh nghiệp truyền đạt tin tức, quảng cáo sản phẩm và thúc đẩy việc bán hàng. Với số lượng người dùng khổng lồ, email cũng là nền tảng phù hợp để doanh nghiệp triển khai chiến lược của mình ngay từ đầu.
– Online PR
Hình thức tiếp thị này đang rất phổ biến hiện nay. Online PR Marketing cho phép doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm của mình ở đa dạng nền tảng khác nhau. Vì vậy, nếu doanh nghiệp muốn lan tỏa thông tin nhanh chóng hoặc tiếp cận với nhiều người dùng đa kênh, thì Online PR sẽ là một hình thức tiếp thị đáng cân nhắc.
Những thông tin trên đây đã cung cấp một số tiêu chí chọn kênh Digital Marketing cho nhà quản lý. Nhà quản lý nên tham khảo và cân nhắc cẩn thận cho chiến lược tiếp thị sắp tới.