Khi nhắc đến việc xây dựng hệ thống Email Marketing, nhiều người sẽ nghĩ đây là một nhiệm vụ khó nhằn, đặc biệt đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, trên thực tế, mọi doanh nghiệp đều cần xây dựng một hệ thống email marketing hoàn chỉnh để sử dụng cho các chiến dịch của mình, với khả năng tiết kiệm thời gian và nguồn lực hiệu quả. Vậy doanh nghiệp sẽ làm điều đó như thế nào?
Vì sao nên xây dựng hệ thống Email Marketing?
1. Xây dựng Landing Page để thu thập dữ liệu khách hàng
Landing page (hay còn được gọi là trang đích) là một thuật ngữ chuyên ngành được dùng để chỉ các trang hiển thị đơn lẻ được tạo ra với tác dụng thu hút và hấp dẫn khách hàng mua hàng hoặc tham gia các sự kiện quảng bá của thương hiệu. Nói một cách đơn giản hơn, các trang đích được tạo ra với nhiều lợi ích mà doanh nghiệp có thể đạt được, ví dụ như: tăng tỷ lệ chuyển đổi của các chương trình khuyến mãi, giảm giá, tăng doanh thu thông qua bán hàng, thu hút khách hàng qua các thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải,…
Để đạt được hiệu quả tối đa nhờ landing page, trong quá trình xây dựng và phát triển, doanh nghiệp cần đảm bảo các trang đích đều được thiết kế tối ưu về phần bố cục và màu sắc, điều này sẽ giúp tạo điểm nhấn và thu hút sự chú ý mỗi khi khách hàng ghé vào trang. Ngoài ra, nếu được thiết lập hiệu quả, các trang đích còn có thể làm nhiệm vụ dẫn dắt khách hàng đến các hành động cụ thể như điền biểu mẫu thu thập thông tin, đăng ký nhận tư vấn, đăng ký nhận thông tin về chương trình ưu đãi,…
2. Phân đoạn người đăng ký
Tuy nằm trong cùng một danh sách khách hàng của doanh nghiệp, nhưng mỗi nhóm khách hàng đều sẽ có những đặc điểm khác nhau liên quan đến việc mua hàng, ví dụ như thói quen mua hàng hay sở thích mua hàng. Do đó, để đảm bảo việc xây dựng hệ thống email marketing thực sự có hiệu quả, doanh nghiệp cần thực hiện phân đoạn danh sách người đăng ký của mình, với mục đích áp dụng các chiến lược, thông điệp khác nhau sao cho phù hợp với từng nhóm khách hàng khác nhau.
3. Thực hiện, kiểm tra và tinh chỉnh
Sẽ quá trễ nếu doanh nghiệp quyết định kiểm tra hay điều chỉnh chiến lược vào những phút cuối của chiến dịch. Thay vào đó, doanh nghiệp nên liên tục thực hiện theo dõi, kiểm tra và tinh chỉnh chiến lược của mình theo từng giai đoạn của chiến dịch. Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ nắm rõ tình hình chiến dịch hơn, đồng thời đưa ra được phương án đối phó hợp lý nếu chiến dịch không đi đúng hướng như kế hoạch đã vạch ra. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể thay đổi chiến lược sao cho phù hợp với tình hình hiện tại để giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra, đem đến kết quả tốt nhất mà chiến dịch có thể đạt được.
4. Tham khảo các bí quyết thực hiện hiệu quả
Xây dựng hệ thống email marketing cũng như bất kỳ khía cạnh tiếp thị nào khác cũng bao gồm một số bí quyết bất thành văn mà doanh nghiệp nên tham khảo, ví dụ như phát triển danh sách email của riêng doanh nghiệp thay vì sử dụng danh sách mua lại. Ngoài ra, doanh nghiệp hãy đảm bảo thực hiện đúng các yêu cầu hủy đăng ký nếu khách hàng không muốn tiếp tục (ESP sẽ thay mặt doanh nghiệp thực hiện điều đó). Đồng thời, doanh nghiệp không nên bán, chia sẻ danh sách email hoặc sử dụng nó cho bất kỳ mục đích nào khác, và đừng quên giữ cho email của doanh nghiệp trở nên thú vị, đặc biệt đừng bao giờ đưa ra những lời hứa mà doanh nghiệp không thể thực hiện sau này.
5. Duy trì danh sách email “sạch”
Hãy kiểm tra danh sách email của doanh nghiệp ít nhất hai lần một năm. Bằng cách đó, doanh nghiệp sẽ biết rằng đâu là những địa chỉ còn tồn tại và có thể sử dụng được. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ xác minh email hàng loạt để làm điều đó để loại bỏ địa chỉ email giả, không tồn tại khỏi danh sách của mình.
Với những bí quyết trên, quá trình xây dựng hệ thống Email Marketing sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết.