Sự khác nhau của email marketing giữa B2B và B2C

Vì những đặc trưng khác nhau của hai mô hình kinh doanh B2B và B2C, việc thực hiện email marketing cho doanh nghiệp B2B chắc chắn cũng sẽ mang những điểm khác so với mô hình B2C. Vậy sự bất tương đồng đó là gì? Hãy tiếp tục theo dõi bài chia sẻ này để tìm ra đáp án.

1. Đối tượng tiếp cận

Đối tượng tiếp cận

B2B chính là viết tắt cho cụm từ tiếng Anh Business to Business, đây chính là mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp với một doanh nghiệp khác. Trong khi đó, B2C lại thể hiện cho Business to Customer, có nghĩa là Doanh nghiệp đến Khách hàng, được hiểu như mô hình kinh doanh mà trong đó, một doanh nghiệp sẽ trực tiếp giao dịch với người tiêu dùng cá nhân hoặc nhóm người mua nhỏ lẻ chứ không phải một công ty khác như B2B.

Qua đó có thể dễ dàng nhận ra, nhóm mục tiêu tiếp cận của các mô hình B2B chính là những doanh nghiệp, công ty, tổ chức khác – nhóm nhiều người cùng có sự ảnh hưởng đến quyết định mua hàng và vì lợi ích chung của tập thể, của công ty. Còn đối tượng tiếp cận của những doanh nghiệp B2C chính là những người tiêu dùng, thường là cá nhân hoặc nhóm nhỏ như gia đình, bạn bè… với mục đích mua hàng để sử dụng. Đây cũng chính là sự khác biệt đầu tiên của email marketing B2B với B2C.

2. Thời gian ra quyết định mua hàng

Thời gian ra quyết định mua hàng

Như đã đề cập, mỗi quyết định mua hàng của khách hàng B2B thường bị ảnh hưởng bởi yếu tố của nhiều cá nhân trong một doanh nghiệp, đồng thời, quy mô giao dịch của các doanh nghiệp B2B cũng sẽ lớn hơn. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải kéo dài chu kỳ ra quyết định ra xa hơn, trước khi đến với hành động mua hàng cuối cùng. Do đó, thương hiệu nên tùy vào từng giai đoạn để chuẩn bị email tư vấn phù hợp.

Còn đối với nhóm khách hàng của doanh nghiệp B2C, họ thường là những cá nhân đơn lẻ hoặc nhóm người mua hàng nhỏ, do đó, quyết định mua hàng của họ cũng thường ít bị tác động bởi các yếu tố khác như B2B, vì thế hãy nên thiết kế chiến lược email marketing sao để dễ tăng độ nhận diện thương hiệu với khách hàng hơn.

3. Hành vi mua hàng

Hành vi mua hàng

Khách hàng của mô hình B2B thường sẽ mua hàng với số lượng lớn và họ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng lợi ích của món hàng này đối với công ty họ, do đó, doanh nghiệp nên thông qua email marketing B2B để đề xuất những biện pháp cải thiện vấn đề mà đối tượng này đang mắc phải, hoặc đưa ra những đề nghị về giá trị đơn hàng sao cho có lợi cho cả hai bên để tăng lòng tin với khách hàng. Ngược lại, thị trường khách hàng B2C thường chú ý đến yếu tố cảm xúc, điều này đòi hỏi cần sử dụng chiến lược phù hợp để thúc đẩy họ mua hàng nhanh chóng, ví dụ như áp dụng các mã giảm giá hay chương trình khách hàng thân thiết.

4. Cách hành văn

Cách hành văn

Đây là yếu tố mà nhiều doanh nghiệp thường không để ý đến khi thực hiện email marketing, và điều này có thể dẫn đến những kết quả đáng tiếc. Nếu nội dung sử dụng cho doanh nghiệp B2B cần tôn lên tính logic, hợp lý, đồng thời cần mang giọng văn nghiêm túc, lịch sự, thì email marketing sử dụng cho doanh nghiệp B2C cần nắm bắt tâm lý và cảm xúc của khách hàng để thúc đẩy việc mua sắm, giọng văn sử dụng nên thân thiện và mang tính chia sẻ nhiều hơn.

5. Nội dung của email

Nội dung của email

Nếu những gì doanh nghiệp B2C cần làm là thúc đẩy quyết định mua hàng của người tiêu dùng bằng những mã giảm giá, thì mô hình B2B có thể làm được điều đó bằng những thông tin tư vấn bổ ích, giúp khách hàng biết rằng doanh nghiệp thật sự có thể nắm bắt tình hình vấn đề mà họ đang gặp phải, đồng thời đề cập đến những lợi ích mà sản phẩm của mình có thể giúp những đối tượng này vượt qua khó khăn đó như thế nào.

Có thể nói, với những đặc trưng riêng của hai mô hình kinh doanh B2B và B2C, doanh nghiệp cần chú ý phân biệt rõ ràng để thực hiện email marketing đúng cách và hiệu quả nhất.