Hiện nay, Shopify và Woocommerce đang là 2 nền tảng thương mại điện tử nhận được sự tin dùng hàng đầu từ doanh nghiệp. Việc so sánh Shopify và Woocommerce không chỉ giúp hiểu rõ hơn về 2 nền tảng này, mà còn đem đến hiệu quả to lớn cho công việc kinh doanh.

1. Shopify và ưu, nhược điểm

Shopify và ưu, nhược điểm
Shopify và ưu, nhược điểm

Shopify là nền tảng thương mại điện tử được sáng lập bởi nhà lập trình Tobias Lutke vào năm 2004, cho phép những người sử dụng nó tạo ra các website bán hàng trực tuyến. Shopify tích hợp những tính năng phù hợp với cho bán hàng online, bao gồm mạng xã hội, tính năng đăng tải sản phẩm, giỏ hàng và tính năng thanh toán và xử lý đơn hàng…

Ưu điểm: Hiện nay, Shopify vẫn là một trong những nền tảng thương mại điện tử có độ bao phủ thị trường lớn nhất thế giới, giúp cửa hàng online và những sản phẩm của doanh nghiệp có thể tiếp cận với một nguồn khách hàng lớn hơn và tiềm năng hơn. Bên cạnh đó, Shopify còn có giao diện được thiết kế chuyên nghiệp, dễ sử dụng, hệ thống gửi email tự động và hệ thống chăm sóc khách hàng sẵn sàng hỗ trợ người dùng 24/7.

Nhược điểm: Về nhược điểm, Shopify hiện nay vẫn chưa cung cấp dịch vụ thanh toán nội địa, doanh nghiệp chỉ có thể thanh toán bằng visa card hoặc master card và sẽ bị tính phí phụ thu từ 2% đến 3%.

2. Woocommerce và ưu, nhược điểm

Để có thể so sánh Shopify và Woocommerce, doanh nghiệp nên hiểu rõ Woocommerce là một nền tảng thương mại điện tử được xây dựng với mã nguồn mở và cũng là nền tảng phổ biến nhất dành cho WordPress. Woocommerce giúp người sử dụng có thể dễ dàng chuyển đổi bất kỳ blog WordPress hay một website WordPress nào trở thành một cửa hàng thương mại điện tử.

Ưu điểm: Nhờ vào sự tiện ích của kho plugin Woocommerce, doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng một website bán hàng chuyên nghiệp với các tiện ích tùy chỉnh một cách nhanh chóng. Ngoài những chức năng tiện ích từ kho plugin hiệu quả, Woocommerce còn cung cấp cho người sử dụng sự an toàn trong bảo mật trong các giao dịch cũng như sự hỗ trợ tốt nhất trong quá trình sử dụng.

Nhược điểm: Woocommerce là một nền tảng thương mại điện tử đã được xây dựng sẵn với những tính năng có sẵn, sẽ khá khó khăn cho người sử dụng nếu muốn bổ sung thêm những tính năng mới hoặc những tùy biến của riêng doanh nghiệp.

3. Điểm khác nhau giữa 2 nền tảng Shopify và Woocommerce?

Để đạt được hiệu quả tối ưu nhất trong việc so sánh Woocommerce và Shopify, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm khác nhau dưới đây giữa 2 nền tảng kể trên.

Về giá cả: Nền tảng Shopify hiện nay đang cung cấp cho người sử dụng 3 gói dịch vụ, gói dịch vụ rẻ nhất có giá 29$/tháng. Trong khi đó, để sử dụng Woocommerce, người sử dụng cần bỏ ra một khoảng chi phí dành cho domain và thuê hosting, nhưng nhìn chung, khoảng phí này vẫn rẻ hơn con số 29$ mỗi tháng.

Về tính dễ sử dụng: Shopify cung cấp cho người sử dụng hosting và mọi tính năng đã được kích hoạt sẵn, phù hợp với những ai không có quá nhiều kiến thức về lập trình. Ngược lại, để thiết lập cấu hình website Woocommerce như mong muốn, người dùng cần có những kiến thức lập trình nhất định.

Về phương thức thanh toán: Shopify có cổng thanh toán riêng là Shopify Payment thông qua Stripe, và sẽ tính phí trên mỗi đơn hàng thành công. Còn Woocommerce hỗ trợ tất cả các cổng thanh toán thuận tiện với doanh nghiệp, và không phát sinh thêm các khoản phí thanh toán.

4. Khi nào nên sử dụng Shopify/Woocommerce?

Sau khi so sánh Shopify và Woocommerce, doanh nghiệp cần hiểu rõ trạng thái cụ thể của công ty để lựa chọn nền tảng sử dụng phù hợp. Shopify thường được khuyến khích sử dụng bởi những doanh nghiệp còn mới trong lĩnh vực thương mại điện tử vì dễ dàng sử dụng. Trong khi đó, nếu doanh nghiệp đã có sẵn một website WordPress và muốn tạo thêm một cửa hàng đơn giản, hãy ưu tiên chọn Woocommerce.

Hy vọng bài so sánh Shopify và Woocommerce trên đây sẽ giúp được những doanh nghiệp đang lấn sân vào thị trường thương mại điện tử tìm được nền tảng phù hợp cho mình, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực này.