quy trình seo tổng thể

SEO tổng thể hiện nay được xem là lựa chọn lý tưởng cho doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực. Quy trình này giúp xây dựng thương hiệu và gia tăng khả năng chuyển đổi khách hàng hiệu quả hơn so với các chiến dịch khác.

Một quy trình SEO tổng thể gồm 4 công đoạn theo trình tự:

  1. Nghiên cứu/phân tích, 
  2. Tối ưu hóa SEO On-page, 
  3. Tối ưu hóa SEO Off-page, 
  4. Đo lường/đánh giá kết quả. 

Quy trình này sẽ được lặp đi lặp lại cho đến khi nào doanh nghiệp đạt được mục tiêu cuối cùng là kết quả đã cam kết.

quy trình seo tổng thể
4 bước của một quy trình SEO tổng thể

Nghiên cứu và phân tích

Bước đầu tiên của một chiến dịch là tiến hành nghiên cứu và phân tích các yếu tố: thị trường, đối thủ cạnh tranh và từ khóa. Cụ thể, đối với từ khoá, ta sẽ nghiên cứu từ khóa của ngành, của thị trường và từ khóa của đối thủ cạnh tranh.… Từ đó, lên kế hoạch xây dựng bộ từ khóa tối ưu nhất cho mục tiêu và chiến lược SEO cần triển khai.

Trong quá trình nghiên cứu và phân tích từ khóa, ta có thể đánh giá được chất lượng từ khóa đó có cao hay không, có lượng tìm kiếm là bao nhiêu? Thứ hạng của khách hàng và đối thủ như thế nào, chênh lệch bao nhiêu? Nếu cần phân tích sâu hơn nữa thì có thể dùng công cụ Keyword Ranking để kiểm tra thứ hạng từ khóa mà mình đang phân tích, hay Keyword Planner tìm hiểu lượng Search Volume của người tiêu dùng về từ khóa đó hàng tháng. Ngoài ra, còn có công cụ Keywordtool.io dùng cho việc tính toán độ khó để thăng hạng của từ khóa.

keywordtool.io screenshot
Keyword Tool Io có công dụng tìm kiếm các từ khóa liên quan với từ khóa cho trước.

Một bộ từ khóa hiệu quả cần đáp ứng được các yếu tố:

  • Lượng tìm kiếm (Search Volume) phù hợp: Lựa chọn từ khóa có lượt tìm kiếm cao sẽ dễ tiếp cận người dùng hơn. Tuy nhiên, loại từ khóa này lại có mức độ cạnh tranh cao nên sẽ gây khó khăn khi tối ưu SEO On-page lẫn Off-page. Vì thế, tùy vào ngân sách và thời gian của mình mà doanh nghiệp nên lựa chọn từ khóa có lượt tìm kiếm phù hợp. 
  • Tính khả thi: Nghĩa là độ khó để tăng hạng của từ khóa. Từ khóa có lượng tìm kiếm vừa phải, mức độ cạnh tranh trung bình hoặc thấp. 
  • Tính phù hợp: Từ khóa đang phân tích có phù hợp với sản phẩm, dịch vụ và chiến lược hay không?

Sau khi nghiên cứu từ khóa theo quy trình, ta sẽ có được bộ từ khóa phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của thị trường để tiến hành lên kế hoạch và tối ưu. Công việc này sẽ được tiến hành dựa trên kết quả số liệu có được từ việc phân tích từ khóa, khách hàng, thị trường.

Ở bước nghiên cứu này, ta cũng cần dùng các công cụ khác như Google Search Console, Google Analytics, Ahrefs… để phân tích hành vi, mức độ tương tác của người dùng internet đối với các bài viết trên website. Từ đó, tìm hiểu thêm về nhu cầu của người dùng đối với sản phẩm để có sự điều chỉnh, hoặc thay đổi phù hợp về chủ đề và nội dung các bài viết.

Tối ưu SEO On-Page

Mục tiêu của bước này là giúp cho website hiện tại đạt chuẩn SEO, tức thân thiện với các robot thu thập dữ liệu của Google. Nếu website không đạt chuẩn SEO thì Google Bots sẽ gặp khó khăn trong việc thu thập dữ liệu để xếp hạng, từ đó, chúng sẽ đánh giá thấp website của doanh nghiệp.

Quy trình SEO On-page bao gồm việc chuẩn hóa nhiều yếu tố kỹ thuật của website.

Ngoài các vấn đề về mặt kỹ thuật như thiết kế sơ đồ website và sử dụng các thẻ, việc tối ưu SEO On-page còn có liên quan đến yếu tố về mặt nội dung.

Cụ thể, đối với nội dung cũ, ta kiểm tra xem chúng đã đạt chuẩn SEO chưa? Có sự trùng lặp về nội dung không? Bài viết có hữu ích và đạt chất lượng nội dung đối với nhu cầu của người dùng?

Với nội dung mới sắp triển khai, ta cần bổ sung các từ khóa chưa được đáp ứng ở nội dung cũ. Sau đó, dựa vào bộ từ khóa chiến lược và sơ đồ liên kết để lên nội dung và viết bài mới chuẩn SEO.

Ngoài ra, việc sử dụng các liên kết link trong bài viết cũng cần phải phù hợp về mặt nội dung, số lượng, về chủ đề và vị trí đặt để trong bài. Hệ thống đi link trong website cần tuân theo trình tự hợp lý và không chồng chéo lên nhau.

Tối ưu SEO Off-Page

Tương tự như tối ưu SEO On-Page, nhưng thay vì làm việc với các nội dung trên chính website của doanh nghiệp, ta sẽ làm việc với các nội dung nằm ngoài website.

Cụ thể là tập trung xây dựng các liên kết, dẫn các bài viết chất lượng bên ngoài về website, nhằm tăng độ nhận biết trong lòng khách hàng, tạo niềm tin và uy tín của sản phẩm hay thương hiệu.

Kết hợp sử dụng các công cụ đánh giá chất lượng của các bài viết, giúp người làm SEO đánh giá hiệu quả kéo lượt truy cập về website của các backlink đó. Thêm nữa, sau quá trình phân tích chất lượng backlink, chúng ta có thể ra quyết định xem có nên đi thêm backlink hay tăng số lượng bài viết hay không.

Nếu câu trả lời là có, ta sẽ tiếp tục dùng công cụ để đánh giá là nên chọn những website nào, tên miền nào để đi backlink. Tùy vào từng mục đích như tăng độ phủ hay tăng độ uy tín cho website mà các bài viết sẽ được quyết định là nên đăng trên những kênh nào.

Các kênh đăng bài để kéo backlink về với mục đích tăng độ nhận biết cho website.

Đo lường, đánh giá

Mục tiêu của bước này là xem xét kết quả đạt được và đưa ra điều chỉnh hợp lý (nếu cần). 

Ở bước này, chúng ta sẽ sử dụng lại các công cụ của bước đầu tiên như khi nghiên cứu từ khóa, khách hàng và đối thủ cạnh tranh như: Rank Checker để kiểm tra lại thứ hạng, Google Analytics hoặc Google Search Console để kiểm tra lượng truy cập, hay các tham số thể hiện mức độ và hành vi của người dùng internet.

Một quy trình SEO tổng thể cần được triển khai đầy đủ và lặp đi lặp lại cho đến khi đạt được kết quả cuối cùng. Nếu thiếu dù chỉ một bước thì chiến dịch SEO tổng thể cũng không thể thành công. Doanh nghiệp của bạn muốn vận dụng chiến dịch SEO tổng thể nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Hãy liên hệ với IMP – Inbound Marketing Partner, chuyên gia trong lĩnh vực SEO với 6 năm kinh nghiệm và hơn 50 dự án ở nhiều lĩnh vực, để được tư vấn và hỗ trợ tận tâm.