Cùng với sự hội nhập quốc tế và sự bùng nổ của thời đại công nghệ 4.0, sự phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam đang ngày càng thu hút được nhiều sự chú ý hơn từ những doanh nghiệp đang có ý định thâm nhập vào lĩnh vực hấp dẫn này. Vậy, để có thể trở thành một trong những lĩnh vực tiềm năng nhất tại Việt Nam ở hiện tại và tương lai, thương mại điện tử đã du nhập và phát triển tại đất nước hình chữ S như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thông tin thú vị đó ngay dưới đây nhé.
1. Thương mại điện tử xuất hiện từ khi nào tại Việt Nam?
Cùng với sự ra đời của mạng Internet và các nền tảng điện tử đầu tiên, thương mại điện tử cũng theo đó mà hình thành và phát triển. Ở những giai đoạn cơ bản nhất của lĩnh vực này, sự phát triển thương mại điện tử thế giới đã chính thức bắt đầu vào khoảng những năm 1960. Tuy nhiên, sau hơn 40 năm xuất hiện lần đầu trên thế giới, thương mại điện tử mới chính thức du nhập vào Việt Nam vào khoảng những năm 2010. Sau một thời gian nghiên cứu và xem xét, Chính phủ Việt Nam đã chính thức ban hành các Nghị định về thương mại điện tử. Một mốc thời gian quan trọng của quá trình này chính là năm 2013 – thời gian pháp luật Việt Nam đã chính thức công nhận các hoạt động mua bán trực tuyến trên các nền tảng khác nhau, hay còn gọi là thương mại điện tử. Điều này đặt nền tảng cho thương mại điện tử phát triển đến ngày nay.
2. Quá trình phát triển cho đến nay
Sau một thời gian dài xuất hiện và trở nên thịnh hành, sự phát triển của thương mại điện tử Việt Nam luôn là một trong những chủ đề thu hút khi nhắc đến lĩnh vực kinh doanh đặc thù này.
Có thể nói, sau mốc thời gian khởi điểm vào năm 2013, một năm sau đó, tức năm 2014, nền thương mại điện tử ở đất nước hình chữ S được đánh giá với bốn chữ “Bắt đầu dậy sóng”. Theo báo cáo từ tạp chí tài chính, 2014 là năm chứng kiến sự cạnh tranh khá gay gắt từ các doanh nghiệp trong nước, đồng thời cũng chịu nhiều sức ép đến từ các doanh nghiệp nước ngoài trong cùng lĩnh vực. Tất cả đều nhắm đến một miếng bánh nóng hổi mang tên sự phát triển của thương mại điện tử được dự đoán có giá trị lên đến 6 tỷ đô la Mỹ vào năm 2015. Cũng từ đó, Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng vô cùng nhanh chóng của ngành kinh doanh này.
Vào giai đoạn 2016 – 2019, ngành thương mại điện tử Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng trung bình lên đến khoảng 30%, quy mô thương mại điện tử cũng tăng lên nhanh chóng, đặc biệt trong phân khúc hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng. Hơn thế nữa, với sự ảnh hưởng từ đại dịch Covid 19, vào năm 2020, ngành thương mại điện tử Việt Nam vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng lên đến 18% chỉ trong một năm, đồng thời đạt quy mô hơn 11,8 tỷ USD – một con số khá ấn tượng so với phần lớn các nước trong cùng khu vực Đông Nam Á. Tiếp tục tăng trưởng mạnh, nền thương mại điện tử Việt Nam đã ghi nhận con số 53 triệu người dùng vào cuối năm 2021.
3. Tiềm năng phát triển trong tương lai
Có một điều chắc chắn, sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam vẫn chưa dừng lại tại đó. Với nhiều khảo sát và đánh giá từ những cơ quan uy tín, số người đăng ký các nền tảng thương mại điện tử đang ngày càng tăng, và hoàn toàn không có dấu hiệu chững lại, đặc biệt vào giai đoạn đại dịch – thời kỳ việc mua bán trực tiếp gặp nhiều khó khăn. Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam năm 2021 của VECOM, tình hình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam được dự đoán sẽ đạt đến con số nhảy vọt trong tốc độ tăng trưởng trung bình vào giai đoạn 2020 -2025, đạt đến 29%, tương đương với quy mô đạt 52 tỷ USD vào năm 2025. Qua đó, hoàn toàn có thể nói rằng thương mại điện tử Việt Nam đang nắm giữ tiềm năng phát triển vô hạn trong tương lai.
Với quá trình phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam những năm qua, việc lĩnh vực kinh doanh này vẫn có tiềm năng bùng nổ trong tương lai là không cần nghi ngờ. Nếu muốn kinh doanh trong lĩnh vực này, doanh nghiệp nên tận dụng ngay cơ hội và nghiên cứu thị trường thật kỹ nhé!