Từ lâu, email marketing đã được đánh giá là một trong những phương thức hiệu quả nhất để tăng vòng đời khách hàng. Nhưng cụ thể, email marketing dùng để làm gì, và cần lưu ý điều gì khi thực hiện dịch vụ khách hàng qua nền tảng này? Để giải đáp những điều đó, doanh nghiệp đừng nên bỏ qua các thông tin hữu ích trong bài chia sẻ này.
1. Email marketing dùng để làm gì?
Khi nhắc đến công dụng của email marketing, có thể chúng ta khó mà kể hết được. Tuy nhiên, một số mục đích lớn của việc sử dụng phương thức này vẫn là kết nối trực tiếp với người tiêu dùng, thúc đẩy doanh số và thực hiện quá trình chăm sóc khách hàng. Qua đó doanh nghiệp có thể kéo dài vòng đời người tiêu dùng và hướng đến những mục tiêu dài lâu hơn như phát triển bền vững.
Tuy nhiên, nếu xét cụ thể trong phạm vi chăm sóc khách hàng, email marketing được xem là cầu nối để kết nối trực tiếp doanh nghiệp với họ. Nhờ vào nền tảng này, thương hiệu có thể tiếp cận được đến nhiều nhóm đối tượng khác nhau, đồng thời áp dụng các chiến lược chăm sóc riêng biệt để đạt được mục tiêu đề ra. Với những lợi ích trên từ email marketing, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng và dễ dàng thực hiện các khâu kết nối khách hàng, ví dụ như gửi lời chào đón, lời chúc vào ngày kỷ niệm, hồi đáp thắc mắc và giải quyết khiếu nại.
2. Những điều cần tránh khi thực hiện dịch vụ khách hàng qua email
Với nhiều điểm cộng tuyệt vời, nền tảng này đã và đang là một trong những lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù biết email marketing dùng để làm gì nhưng không biết áp dụng đúng cách, nguy cơ phản tác dụng so với mục tiêu đề ra sẽ là khá cao. Vì vậy, dưới đây là những lỗi mà doanh nghiệp cần tránh khi thực hiện dịch vụ chăm sóc khách hàng qua email.
Phản hồi quá chậm
Tốc độ phản hồi luôn là một trong những vấn đề mà khách hàng quan tâm nhất khi liên hệ với doanh nghiệp. Đương nhiên, chắc chắn không ai mong muốn một sự chờ đợi quá lâu nếu đang cần mua hàng hoặc xử lý khiếu nại nhanh chóng. Thương hiệu nên nhớ rằng “thời gian là vàng bạc”, và điều đó cũng tương tự với khách hàng, bất kỳ ai cũng sẽ có công việc của riêng mình, tốc độ phản hồi quá chậm sẽ khiến họ mất nhiều thời gian để chờ đợi và giải quyết vấn đề. Điều này dẫn đến ấn tượng xấu trong mắt người tiêu dùng, khiến họ sẽ không còn đánh giá cao chất lượng dịch vụ chăm sóc của doanh nghiệp nữa. Do đó, dù trong bất kỳ trường hợp nào, hãy nên ưu tiên gửi đến đối tượng này lời phản hồi nhanh nhất có thể, và chậm nhất trong vòng 24 tiếng đồng hồ từ sau khi nhận được email.
Bỏ sót thông tin
Email marketing dùng để làm gì? Kết nối với khách hàng và truyền tải nội dung. Vậy nếu doanh nghiệp bỏ sót thông tin sẽ tự tay đánh mất tệp người tiêu dùng tiềm năng của mình. Có thể thấy, nội dung luôn là yếu tố quan trọng bậc nhất trong mỗi email. Vì thế mà trong việc giải quyết vấn đề hoặc trả lời thắc mắc của khách hàng, thương hiệu nên đảm bảo sự súc tích và trọng tâm khi đưa ra bất kỳ phản hồi nào.
Không giải quyết được vấn đề
Với việc gửi một email khiếu nại hoặc trình bày vấn đề đến doanh nghiệp, khách hàng luôn mong đợi nhận được một lời phản hồi hợp lý và phương hướng rõ ràng để giải quyết khúc mắc mà họ đang gặp phải. Do đó, dù bất kỳ trường hợp nào, doanh nghiệp cũng cần chủ động đưa ra một hướng giải quyết hợp lý và thuận tình, giúp khách hàng cảm thấy được lắng nghe và đảm bảo quyền lợi.
Không đi vào trọng tâm ngay
Khi gửi email đến khách hàng, doanh nghiệp nên đảm bảo sự ngắn gọn, chi tiết và đi thẳng vào trọng tâm thay vì lòng vòng. Ngược lại, điều này sẽ không những gây mất thời gian cho đôi bên, mà còn khiến khách hàng cảm thấy mất thiện cảm vì sự thiếu chuyên nghiệp.
Email marketing dùng để làm gì trong dịch vụ khách hàng và đâu là những lỗi sai cần tránh đều đã được nhắc đến trong bài viết. Hy vọng sau khi doanh nghiệp tham khảo những lỗi thường gặp này, có thể mang đến dịch vụ khách hàng tốt nhất qua email để thu được lợi ích lâu dài.