Những Cách Bán Hàng Trên Shopify Cho Người Mới Bắt Đầu

Nếu doanh nghiệp muốn bắt đầu xây dựng và phát triển cửa hàng trực tuyến, thì Shopify sẽ là nền tảng hàng đầu mà doanh nghiệp nên lựa chọn. Cách bán hàng trên Shopify thật ra không quá rắc rối, tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng mọi khía cạnh để quá trình thiết lập cửa hàng và bán hàng trên Shopify đạt hiệu quả tối ưu. Dưới đây là một số thông tin hữu ích của chúng tôi.

1. Vì sao nên bán hàng trên shopify?

Có nhiều lý do khiến Shopify trở thành một trong những nền tảng thương mại trực tuyến hàng đầu.

Trước hết, Shopify giúp doanh nghiệp thiết lập cửa hàng thương mại điện tử một cách dễ dàng và nhanh chóng mà không gặp rắc rối về các vấn đề liên quan đến máy chủ hay chi phí phát sinh như nền tảng tự lưu trữ Magento. Ngoài ra, Shopify còn được ưa thích bởi, thân thiện với người dùng và khá trực quan vì tất cả các tính năng đều được thiết lập với cấu trúc hợp lý. Doanh nghiệp cũng có thể tìm thấy nhiều tài liệu và hướng dẫn bằng video trên trang web Shopify về cách thiết lập và xây dựng cửa hàng, các tài liệu này đều khá chi tiết và dễ hiểu. 

Một trong những lợi ích lớn nhất mà Shopify đem lại chính là doanh nghiệp không cần bất kỳ chuyên môn kỹ thuật nào để có được một cửa hàng Shopify cơ bản, vì Shopify cung cấp tất cả phần mềm và hệ thống lưu trữ cần thiết để doanh nghiệp sử dụng trong quá trình hoạt động của mình. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp thiết lập và quản lý cửa hàng dễ dàng hơn, mà khả năng dịch vụ lưu trữ của Shopify cũng sẽ có tốc độ nhanh hơn và an toàn hơn. Ngoài ra, hệ thống này của Shopify có khả năng đáp ứng một lượng truy cập cao, giúp cửa hàng vẫn hoạt động mượt mà vào những lúc cao điểm như chạy quảng cáo và giảm giá. 

Nếu doanh nghiệp muốn cửa hàng Thương mại Điện tử của mình hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp sẽ phải có cách bán hàng trên Shopify đúng đắn, và đồng thời, doanh nghiệp cũng cần đáp ứng những nhu cầu cơ bản của khách hàng. Điều này có nghĩa là trang web của doanh nghiệp cần phải nhanh, an toàn và luôn trực tuyến. Một trong những lợi thế lớn của giải pháp lưu trữ mà Shopify cung cấp là độ tin cậy cao. Shopify sẽ đảm nhận tất cả các hoạt động bảo trì và nâng cấp máy chủ để cửa hàng và hệ thống giỏ hàng của doanh nghiệp, để đảm bảo rằng các trang được tải nhanh chóng và luôn sẵn sàng phục vụ nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp có thể bật chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer – Đây là một tiêu chuẩn công nghệ bảo mật và mã hóa website) để cửa hàng mã hóa tất cả dữ liệu và chuyển dữ liệu qua nguồn lưu trữ an toàn, ngoài ra Shopify sẽ đảm bảo tuân thủ PCI (Tiêu chuẩn an ninh về thanh toán cho doanh nghiệp) cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.

Một ưu điểm nữa chính là Shopify rất quan tâm đến việc hỗ trợ khách hàng. Hệ thống chăm sóc khách hàng của nền tảng này hoạt động 24/7 và thời gian phản hồi khá nhanh chóng. Doanh nghiệp có thể liên lạc hệ thống chăm sóc khách hàng qua điện thoại, email hoặc chức năng trò chuyện trực tuyến trên web. 

Vì sao nên bán hàng trên shopify

2. Có bao nhiêu cách bán hàng trên shopify?

Doanh nghiệp có thể bán hàng theo nhiều hình thức khác nhau trên Shopify. Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu một số cách kết hợp bán hàng với Shopify với mạng xã hội để tối ưu hoá doanh thu. 

– Kết hợp với Facebook Ads

Facebook Ads là nền tảng quảng cáo phổ biến nhất, cho phép doanh nghiệp quảng cáo trên cả Facebook và Instagram. Để bán hàng trên Shopify thành công, doanh nghiệp cần thu hút đối tượng phù hợp đến trang web của mình thông qua quảng cáo. Doanh nghiệp có thể làm điều này bằng cách nhắm mục tiêu đối tượng trên các trang Facebook. Doanh nghiệp có thể sử dụng hệ thống quảng cáo trả phí của Facebook để tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Kết hợp với Facebook Ads

– Kết hợp với Instagram Stories

Nếu doanh nghiệp hiện đang bán hàng trên Shopify, doanh nghiệp cũng nên tập trung vào việc xây dựng tài khoản Instagram của mình. Để tạo ra lợi nhuận nhanh chóng, tài khoản Instagram của doanh nghiệp nên có ít nhất 10.000 người theo dõi. Với Instagram Stories, người dùng có thể vuốt lên để truy cập trang sản phẩm của doanh nghiệp, giúp tối ưu thời gian mua hàng. Doanh nghiệp cũng có thể hợp tác các tài khoản Instagram phổ biến, chẳng hạn như KOL để tăng tỷ lệ tiếp cận người tiêu dùng. 

Kết hợp với Instagram Stories

– Thực hiện tiếp thị liên kết (affiliate marketing)

Thực hiện tiếp thị liên kết (affiliate marketing)

Một trong những phương pháp phổ biến nhất và được thực hiện rất nhiều gần đây để có được khách hàng mới là hợp tác với các nhà tiếp thị liên kết. Tương tự như Amazon, Shopify cũng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển cửa hàng của mình thông qua hệ thống tiếp thị liên kết. Mặc dù chương trình tiếp thị liên kết của doanh nghiệp có thể không lớn bằng các thương hiệu nổi tiếng, nhưng doanh nghiệp vẫn có thể tích lũy được một số lượng đối tác cho riêng mình. Có hai cách để làm điều này. Đầu tiên, doanh nghiệp cần tiếp cận danh sách khách hàng hiện tại và gửi lời mời họ trở thành chi nhánh bán hàng trong hệ thống của mình. Vì họ đã mua hàng của doanh nghiệp nên họ sẽ sẵn sàng quảng cáo sản phẩm của doanh nghiệp cho bạn bè và người theo dõi của họ. 

Thứ hai, doanh nghiệp có thể thực hiện một số hoạt động tiếp cận liên kết ngược. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể liên hệ với các chủ blog, trang mạng xã hội có lượt tương tác cao. Họ sẽ đăng các bài viết với các từ khóa như “trang web thời trang tốt nhất” và đính kèm liên kết đến website của doanh nghiệp. 

3. Bí quyết bán hàng tốt trên shopify?

Bí quyết bán hàng tốt trên shopify

Dù đã xác định được cách bán hàng trên Shopify, doanh nghiệp cũng cần có bí quyết bán hàng của mình. Việc tiếp thị qua email là một trong những phương thức hỗ trợ bán hàng trên Shopify tốt nhất. Theo đó, nhiều doanh nghiệp nhận thấy rằng việc kết hợp bán hàng trên Shopify và tiếp thị qua email sẽ giúp tăng ROI nhanh chóng, điều này làm cho thương hiệu của doanh nghiệp có giá trị hơn. 

Ngoài ra, việc tiếp thị qua email cũng không đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư quá nhiều chi phí. Trên thực tế, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thực hiện một chiến dịch email marketing 0 đồng. Doanh nghiệp cũng có thể tận dụng email marketing trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến bằng cách nâng cao các hoạt động xúc tiến thương mại điện tử của mình thông qua các kênh email. Email cho phép doanh nghiệp truyền đạt đúng thông điệp một cách nhanh chóng và dễ dàng đến đúng nhóm đối tượng mục tiêu. Doanh nghiệp có thể gửi ưu đãi, đề xuất hoặc lời nhắc qua email cho khách hàng của mình, nhưng chỉ nên gửi email với số lượng giới hạn trong  một khoảng thời gian nhất định.

Chiến dịch email marketing 0 đồng

4. Những cách vận chuyển khi bán hàng trên shopify

Nếu thương hiệu của doanh nghiệp bán hàng hóa hiện vật (physical products), thì có nhiều phương thức khác nhau để vận chuyển sản phẩm của doanh nghiệp đến với khách hàng. Những cách này phụ thuộc vào điều kiện vận chuyển có thể áp dụng cho cửa hàng của doanh nghiệp và loại hàng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh. Shopify cung cấp ba phương thức giao hàng chính cho cửa hàng của doanh nghiệp chính là vận chuyển (shipping), giao hàng tận nơi (local delivery) và đến tận nơi bán để lấy hàng (local pickup). 

Những cách vận chuyển khi bán hàng trên shopify

Trong bài chia sẻ này, chúng tôi đã cung cấp các thông tin chi tiết về cách bán hàng trên Shopify, hãy tham khảo và áp dụng để cải thiện doanh số tối ưu hơn nhé.