Những Cách Bán Hàng Ra Quốc Tế Qua E-Commerce Mang Lại Lợi Nhuận Tối Ưu

Trong thời đại kỹ thuật số phát triển vượt bậc hiện nay, việc kết nối giữa doanh nghiệp trong nước và khách hàng nước ngoài không còn quá khó khăn. Do đó, việc tìm hiểu cách bán hàng ra quốc tế rất được quan tâm. Tuy nhiên, để mang lại lợi nhuận tối ưu, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu và lựa chọn phương pháp bán hàng một cách chỉn chu và kỹ lưỡng nhất. Hãy cùng khám phá những cách thức để bán hàng ra thị trường quốc tế qua e-commerce trong bài viết này.

1. Dropshipping

Một trong những cách bán hàng ra nước ngoài hiệu quả đầu tiên được đề cập đó là áp dụng Dropshipping. Dropshipping cho phép doanh nghiệp mở rộng kinh doanh ra nhiều thị trường khác nhau mà không cần phải đầu tư quá nhiều về tài chính và thời gian, vì doanh nghiệp chỉ đóng vai trò trung gian giữa nhà sản xuất và khách hàng, không cần phải mua hàng cũng như nhập hàng và trữ hàng tồn kho. 

Dropshipper hoạt động như một bên thứ ba giúp người mua kết nối với người sản xuất. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn khi áp dụng loại hình này, doanh nghiệp cần lưu ý một số bước quan trọng như tìm kiếm nhà cung cấp đáng tin cậy và sản phẩm chất lượng, sử dụng các nền tảng bán hàng trực tuyến như Shopify, WooCommerce,…hay xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng,…

Dropshipping

2. White Label

White Label là một mô hình kinh doanh phổ biến trên nền tảng kinh doanh trực tuyến. Đây là hình thức kinh doanh mà công ty sản xuất một sản phẩm hoặc dịch vụ, sau đó bán lại cho các công ty khác để đóng gói lại với thương hiệu của doanh nghiệp. Hình thức kinh doanh này yêu cầu doanh nghiệp bỏ vốn để mua hàng. 

Tuy nhiên, doanh nghiệp không cần đầu tư quá nhiều vốn cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, giúp tối một nguồn ưu chi phí không nhỏ. Khi sử dụng White Label để bán hàng ra quốc tế qua e-commerce, doanh nghiệp có thể tận dụng sức mạnh thương hiệu của đối tác địa phương để đưa sản phẩm của mình đến nhiều khách hàng hơn trên toàn thế giới.

Hiện nay trên thị trường Việt Nam, White Label được nhiều cửa hàng trực tuyến nhỏ lẻ áp dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm, sắc đẹp, thực phẩm,… 

3. Private Label

Private Label là một cách bán hàng sang nước ngoài coi trọng tính độc quyền. Trong đó, sản phẩm được sản xuất và đóng gói dưới một nhãn hiệu riêng của một công ty, thay vì là sản phẩm của nhà sản xuất gốc. 

Khi lựa chọn Private Label, doanh nghiệp hợp tác với bên thứ ba và họ sẽ phụ trách các khâu sản xuất và đóng gói. Với tính độc quyền, doanh nghiệp có thể tùy ý quyết định chi phí sản xuất cũng như giá cả sản phẩm, giảm cạnh tranh với đối thủ. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng tính toán và tối ưu chi phí đầu tư vào sản phẩm, đồng thời tạo cơ hội tối ưu lợi nhuận từ sản phẩm.

Khi sử dụng Private Label để bán hàng ra quốc tế qua e-commerce, doanh nghiệp có thể tận dụng sức mạnh thương hiệu của mình để đưa sản phẩm đến nhiều khách hàng hơn trên toàn thế giới. Tuy nhiên, để mang lại lợi nhuận tối ưu khi sử dụng Private Label, doanh nghiệp nên lưu ý một số nguyên tắc. Ví dụ, khi bán hàng ra quốc tế, doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường và tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng địa phương. Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên thiết kế bao bì và nhãn mác phù hợp với thị hiếu khách hàng ở từng khu vực.

Xem thêm: Bán Hàng Ra Nước Ngoài Qua E-Commerce Là Gì? Từ Định Nghĩa Đến Cách Thực Hiện

4. Wholesaling

Wholesaling là mô hình thương mại điện tử trong đó doanh nghiệp sẽ đóng vai trò trung gian giữa người sản xuất và nhà phân phối hoặc bán lẻ. Khi áp dụng mô hình này, doanh nghiệp sẽ bán một số lượng lớn sản phẩm cho các doanh nghiệp khác. Wholesaling cũng đòi hỏi doanh nghiệp tham gia phải đầu tư một khoản chi phí, ví dụ phí quản lý tồn kho. 

Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể tạo được mạng lưới khách hàng thân thiết, giúp điều chỉnh giá cả sản phẩm và mở rộng kinh doanh dễ dàng hơn. Từ đó có thể tăng lợi nhuận kinh doanh nhanh chóng.

Wholesaling

Do đó, để mang lại lợi nhuận tối ưu, có một số điều mà các nhà bán sỉ cần phải lưu ý. Cụ thể, doanh nghiệp nên tìm kiếm đối tác tin cậy ở thị trường mục tiêu để đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần xác định được giá trị sản phẩm của mình so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường và đưa ra mức giá hợp lý để cạnh tranh.

5. Subscription service

Subscription service là một hình thức bán hàng giúp doanh nghiệp thu hút các khách hàng đăng ký để nhận được các sản phẩm hoặc dịch vụ định kỳ. Subscription service phù hợp với doanh nghiệp kinh doanh có sản phẩm hoặc dịch vụ theo chu trình như chăm sóc da, làm đẹp,.. Ví dụ, nền tảng Amazon cung cấp subscription service đối với nhiều mặt hàng như bàn chải đánh răng, sữa rửa mặt,… và giúp khách hàng nhận được sản phẩm định kỳ. Loại hình này giúp doanh nghiệp dự đoán nguồn thu nhập và quản lý tài chính tốt hơn, qua đó góp phần tăng khả năng nhận được tối đa lợi nhuận.

Bài viết đã đưa ra những cách bán hàng ra quốc tế mà doanh nghiệp có thể tham khảo. Hy vọng doanh nghiệp sẽ lựa chọn mô hình phù hợp nhất và áp dụng thành công.