Một trong những mục tiêu hàng đầu của email marketing luôn là nuôi dưỡng khách hàng trung thành để đem lại lợi ích dài hạn trong kinh doanh. Nhưng để làm được điều đó, doanh nghiệp cần đảm bảo giữ cho chỉ số CLV luôn nằm trong tình trạng tích cực, tăng hoặc không giảm quá nhiều. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp nhận thấy chỉ số CLV trong chiến dịch marketing của mình sụt giảm nghiêm trọng, nguyên nhân là do đâu?
1. Sai lệch với mục tiêu công ty
Thông thường, nhiều người thường nghĩ các chiến dịch tiếp thị qua email chỉ được thực hiện với mục đích quảng cáo sản phẩm và thúc đẩy doanh thu, tuy nhiên, đó không phải là tất cả. Khi kinh doanh, mỗi chiến dịch marketing có thể sẽ được thực hiện với nhiều mục đích khác nhau, gồm hạng mục chính và một hoặc nhiều hạng mục phụ kèm theo. Theo đó, không nhất thiết tất cả chiến dịch marketing đều lựa chọn việc quảng cáo sản phẩm làm hạng mục chính.
Trong trường hợp doanh nghiệp muốn thực hiện chiến dịch marketing với mục đích tri ân khách hàng khi đến sự kiện đặc biệt, hạng mục chính của chiến dịch chính là nuôi dưỡng khách hàng đã mua hàng và tri ân khách hàng đã gắn bó với thương hiệu trong thời gian dài. Có thể nói, đây chính là cơ hội vô cùng tuyệt vời giúp doanh nghiệp có thể gia tăng chỉ số CLV. Nhưng nếu doanh nghiệp thực hiện email marketing không đúng cách hoặc quá chú trọng tính thương mại của sự kiện, điều này sẽ hoàn toàn sai lệch so với mục đích tri ân ban đầu mà công ty đặt ra, cuối cùng, những ảnh hưởng đến chỉ số CLV là không thể tránh khỏi.
2. Phân khúc thiếu chính xác
Trong bất kỳ chiến dịch tiếp thị qua email nào, khâu phân khúc danh sách khách hàng cũng vô cùng quan trọng. Phân khúc khách hàng có thể được thực hiện dựa trên nhiều thông tin, số liệu khác nhau mà doanh nghiệp thu thập được, ví dụ như: sở thích, tần suất mua sắm, thói quen mua sắm, độ tuổi khách hàng… Việc phân khúc khách hàng không chỉ giúp doanh nghiệp xác định được nhóm khách hàng mục tiêu cần nhắm đến, mà còn giúp doanh nghiệp phân bổ vốn đầu tư và xây dựng chiến lược tiếp thị phù hợp cho từng nhóm khách hàng khác nhau. Chỉ khi áp dụng đúng chiến lược, đúng thông điệp cho từng phân khúc khách hàng, doanh nghiệp mới có khả năng gia tăng doanh thu và thúc đẩy chỉ số CLV tăng cao. Vì vậy, nếu doanh nghiệp nhận thấy chỉ số CLV sụt giảm sau chiến dịch, doanh nghiệp có thể xem xét lại giai đoạn phân khúc danh sách khách hàng của mình.
3. Bỏ qua yếu tố linh hoạt về thời gian
Cũng như bất kỳ hình thức tiếp thị nào khác, để tăng chỉ số giá trị vòng đời khách hàng trong chiến dịch marketing qua email, doanh nghiệp cần nhớ một trong những chìa khóa quan trọng nhất cần chú ý là thời gian. Theo nhiều khảo sát, thời gian gửi email hiệu quả thường là tập trung vào thứ ba hoặc thứ tư trong tuần. Tuy nhiên, doanh nghiệp không nên thiết lập thời gian gửi email quá cứng nhắc, chỉ trong hai ngày thứ ba và thứ tư. Thay vào đó, chiến dịch marketing qua email cần có sự linh hoạt về thời gian. Trong trường hợp này, bên cạnh mốc thời gian được đánh giá cao về hiệu quả, doanh nghiệp có thể gửi email tương tác hoặc cung cấp thông tin hữu ích cho khách hàng vào những ngày cuối tuần, kèm theo đó là ưu đãi hấp dẫn để khuyến khích người đọc mua hàng hoặc tương tác, giúp tăng chỉ số CLV cho chiến dịch.
4. Không đầu tư vào nội dung email
Đây là một sai lầm vô cùng nghiêm trọng dẫn đến sự sụt giảm chỉ số CLV mà không ít doanh nghiệp nhỏ và vừa thường mắc phải. Đối với nội dung email, doanh nghiệp không nên gửi cùng một nội dung cho toàn bộ danh sách khách hàng, thay vào đó, với mỗi phân khúc khách hàng khác nhau, doanh nghiệp nên áp dụng từng thông điệp khác nhau. Đặc biệt, hãy cố gắng cá nhân hóa nội dung email để đạt hiệu quả CLV cao hơn.
Blog Imp xin gợi ý mẹo viết nội dung email marketing hiệu quả.
Trên đây là một số nguyên nhân phổ biến gây sụt giảm chỉ số giá trị vòng đời khách hàng mà doanh nghiệp cần tránh khi marketing qua email.