Trong thời đại số hóa như hiện nay, việc bán hàng online nước ngoài là một lựa chọn đáng cân nhắc để thu hút khách hàng và mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải nắm được những thông tin cần thiết để phát triển bền vững trên thị trường đã chọn. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về những kiến thức và bí quyết quan trọng để việc bán hàng online sang nước ngoài hiệu quả hơn.
1. Tại sao cần bán hàng online nước ngoài?
Việc bán hàng online sang nước ngoài đang trở thành xu hướng trong kinh doanh hiện nay, bởi nhiều lợi ích tiềm năng mà nó mang lại cho doanh nghiệp. Dưới đây là một vài ưu điểm nổi bật từ việc bán hàng online quốc tế:
Tiếp cận tệp khách hàng rộng lớn
Thị trường quốc tế sở hữu nhiều nhóm đối tượng khách hàng, do đó việc bán hàng trực tuyến sang nước ngoài cho phép doanh nghiệp tiếp cận đến tệp khách hàng rộng lớn hơn, từ đó tăng khả năng bán hàng và doanh thu. Việc tiếp cận thị trường quốc tế cũng giúp doanh nghiệp đa dạng hóa nguồn khách hàng, tránh được tình trạng phụ thuộc vào một nhóm khách hàng nhất định.
Bán sản phẩm tại thị trường khác với giá tốt hơn
Một trong những lợi thế khi doanh nghiệp tìm hiểu cách bán hàng online sang nước ngoài là tìm thấy cơ hội mở rộng thị trường mới cho sản phẩm với giá bán tốt hơn. Điều này có thể do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, sản phẩm của doanh nghiệp thuộc loại hàng hóa khan hiếm nên nhu cầu tại thị trường nước ngoài cao hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có cơ hội tận dụng những lợi thế về mặt chi phí để tạo ra giá cả cạnh tranh hơn, ví dụ, doanh nghiệp có thể sử dụng các dịch vụ vận chuyển quốc tế, tận dụng chi phí vận chuyển rẻ hơn so với việc vận chuyển hàng hóa trực tiếp từ Việt Nam đến các quốc gia khác. Hơn nữa, việc bán hàng trực tuyến cho phép doanh nghiệp tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng, chi phí thuê nhân viên, chi phí quảng cáo,…
Giảm phụ thuộc vào thị trường nội địa
Nếu doanh nghiệp có mặt trên thị trường quốc tế, doanh nghiệp có thể tìm kiếm các cơ hội khác nhau và đa dạng hóa nguồn thu. Ngược lại, khi doanh nghiệp chỉ tập trung vào thị trường nội địa, doanh nghiệp có thể gặp rủi ro cao khi các yếu tố liên quan đến kinh tế chuyển biến theo hướng tiêu cực.
Nâng cao nhận diện thương hiệu
Thông qua việc bán hàng online sang thị trường nước ngoài, doanh nghiệp có thể nâng cao độ nhận diện thương hiệu một cách dễ dàng hơn. Khi trang web bán hàng của doanh nghiệp được thiết kế thu hút và và mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng, doanh nghiệp có thể tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng và tăng cường độ nhận diện của thương hiệu.
2. Những điều cần lưu ý khi bán hàng online nước ngoài
Dưới đây là những điều cần lưu ý mà doanh nghiệp có thể tham khảo để thành công trong việc bán hàng trực tuyến quốc tế:
Nghiên cứu thị trường và khách hàng quốc tế
Doanh nghiệp nên tiến hành nghiên cứu thị trường mục tiêu và người tiêu dùng tại thị trường mục tiêu. Doanh nghiệp có thể xác định nhóm đối tượng khách hàng đang cần sản phẩm của doanh nghiệp dựa theo các yếu tố nhân khẩu học, đồng thời quan sát các đối thủ cạnh tranh trong thị trường,… Thông qua việc nghiên cứu thị trường và khách hàng, các doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp hơn, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh số bán hàng.
Xem thêm: 5 tips thu hút khách khi bán hàng online sang Mỹ hiệu quả

Thiết lập website đa ngôn ngữ
Vì doanh nghiệp cần tiến ra thị trường quốc tế, nên doanh nghiệp cần thiết lập website đa ngôn ngữ cho kênh bán hàng của mình. Điều này giúp khách hàng dễ dàng đọc hiểu thông tin sản phẩm và thuận tiện cho việc mua sắm, từ đó làm tăng khả năng tiếp cận khách hàng quốc tế và khuyến khích người đọc mua hàng.

Hỗ trợ đa dạng cổng thanh toán
Khi bán hàng online nước ngoài, doanh nghiệp cần cung cấp các hình thức thanh toán đa dạng, ví dụ như PayPal, Stripe, Visa, Mastercard, Alipay, WeChat Pay,… hay các hình thức thanh toán khác đang phổ biến ở các quốc gia mà doanh nghiệp muốn bán hàng. Điều này giúp khách hàng có được trải nghiệm mua sắm tối ưu hơn.

Lựa chọn đơn vị vận chuyển phù hợp
Trước khi lựa chọn một đơn vị vận chuyển, doanh nghiệp cần tìm hiểu về các dịch vụ, sản phẩm và chính sách của họ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần xem xét chi phí vận chuyển cũng như phương thức tính phí và các khoản phụ phí. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn đơn vị vận chuyển phù hợp và đảm bảo quá trình giao hàng đến tay khách hàng được thuận lợi.

Đảm bảo dịch vụ hỗ trợ khách hàng
Đối với thị trường nước ngoài, dịch vụ hỗ trợ khách hàng là một yếu tố rất quan trọng để chiếm được sự tin tưởng và hài lòng từ họ đối với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng dịch vụ hỗ trợ khách hàng của mình được thực hiện chuyên nghiệp, đáp ứng được thắc mắc của khách hàng kịp thời, trao đổi thông tin về sản phẩm một cách minh bạch, xử lý khiếu nại và yêu cầu khác từ khách hàng theo đúng quy trình.

3. Làm sao để bán hàng online tại thị trường quốc tế hiệu quả?
Dưới đây là một số phương pháp hữu ích mà doanh nghiệp có thể tham khảo khi tìm hiểu cách bán hàng online qua nước ngoài hiệu quả:
Chọn kênh bán hàng phù hợp
Với sự phát triển của công nghệ, hiện nay có rất nhiều nền tảng thu hút hàng triệu người truy cập mỗi ngày. Đây cũng là một cơ hội để doanh nghiệp lựa chọn kênh bán hàng phù hợp để thu hút khách hàng. Ví dụ, các trang thương mại điện tử như Amazon, eBay hay Alibaba đều là những kênh bán hàng lớn và tiềm năng cho các doanh nghiệp bán hàng online. Một ví dụ nữa đó là doanh nghiệp có thể chọn bán hàng online qua các kênh bán hàng trên mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter và Tiktok. Những trang này có lượng truy cập lớn từ nhiều quốc gia, cho phép doanh nghiệp tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn.

Sắp xếp mô hình định giá
Doanh nghiệp có thể cân nhắc các mô hình định giá để đưa ra giá bán phù hợp khi bán hàng online nước ngoài. Ví dụ, đối với mô hình định giá cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ định giá sản phẩm dựa trên giá cả của đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp cũng có thể đưa ra giá bán thấp hơn so với đối thủ để thu hút khách hàng. Đối với mô hình định giá giá trị, doanh nghiệp cần tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và đưa ra giá bán phù hợp với giá trị mà khách hàng nhận được. Mô hình này phù hợp với thị trường quốc tế vì nó tập trung vào giá trị sản phẩm đối với khách hàng.

Phát triển các chính sách và giá cả quốc tế
Thị trường mỗi quốc gia có những nhu cầu, tình hình kinh tế, văn hóa và luật pháp khác nhau, do đó, doanh nghiệp cần phát triển các chính sách và giá cả theo tiêu chuẩn phù hợp. Ví dụ, giá cả của một sản phẩm có thể được giảm giá để phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của khách hàng ở các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên đảm bảo chính sách xử lý vận chuyển cũng như các phương thức liên lạc phù hợp với thị trường quốc tế.

Phân tích lợi ích chi phí
Việc phân tích chi phí giúp doanh nghiệp tính toán chính xác tình trạng tài chính. Cụ thể, doanh nghiệp có thể biết được lợi nhuận từ việc bán hàng quốc tế và cân nhắc xem lợi nhuận mà doanh nghiệp kiếm được có thực sự xứng đáng với thời gian và công sức đã đầu tư hay không. Qua đó, doanh nghiệp có thể biết được nên tiếp tục xây dựng cửa hàng thương mại điện tử của mình hay đổi sang các chiến lược kinh doanh khác phù hợp hơn.

Việc bán hàng online nước ngoài đang trở thành xu hướng được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Hy vọng doanh nghiệp nắm được thông tin cần thiết và thành công trong kinh doanh!