Khi thời đại kỹ thuật số lên ngôi, những việc đơn giản như mua sắm hay thanh toán đều được thay đổi và chuyển sang thực hiện trên các nền tảng trực tuyến. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian của người mua mà còn giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả cho doanh nghiệp. Nhờ vậy, những nền tảng như Shopify đang ngày càng phát triển và việc bán hàng với Shopify cũng được quan tâm hơn trước.
Shopify là gì? Vì sao doanh nghiệp nên kinh doanh trên nền tảng này?
Được thành lập vào năm 2016, Shopify là tên của một nền tảng thương mại điện tử thuộc sở hữu của công ty cùng tên. Hiện nay, bán hàng trên Shopify đang ngày càng phát triển và trở thành một trong những nền tảng được các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử ưu tiên lựa chọn.
Nếu như trước đây, việc tạo một trang bán hàng trực tuyến tốn rất nhiều thời gian, công sức và chi phí. Nhưng với Shopify, doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo trang bán hàng với đầy đủ các tính năng như mô tả sản phẩm, giỏ hàng, chọn lựa phương thức thanh toán… với khoảng thời gian ngắn. Đặc biệt, Shopify được thiết kế để người dùng có thể dễ dàng thao tác sử dụng và phù hợp cho cả những người không am hiểu lĩnh vực lập trình.
Bởi vì Shopify được thiết kế dành riêng cho các hoạt động kinh doanh trực tuyến, nên nền tảng này cũng sở hữu những tính năng quản lý nổi bật giúp hỗ trợ tối ưu cho những hoạt động này. Khi bán hàng trên Shopify, doanh nghiệp sẽ nhận được các lợi ích sau:
- Shopify sở hữu hàng trăm giao diện bán hàng chuyên nghiệp và đa số đều không tốn phí.
- Shopify apps có kho ứng dụng đồ sộ có hàng trăm ứng dụng miễn phí thuộc các lĩnh vực khác nhau như Mạng xã hội, Quản lý đơn hàng, Marketing, Sales…
- Hosting chất lượng cao với tính năng bảo mật và băng thông không giới hạn. Trong trường hợp nếu có khoảng 100.000 người cùng truy cập một lúc thì tốc độ cũng vẫn được đảm bảo.
- Có đội ngũ hỗ trợ trực tuyến 24/7. Nếu gặp bất cứ vấn đề gì người dùng có thể chat với Shopify để nhận được sự tư vấn ngay lập tức.
- Tích hợp thanh toán cả PayPal, Visa, MasterCard rất thuận tiện cho khách hàng.
- Hệ thống email tự động sẽ gửi cho khách hàng khi cần xác nhận đặt hàng, tạo tài khoản hay lấy lại mật khẩu.
Marketing cho cửa hàng trực tuyến trên Shopify
Như bất cứ ngành nghề nào, chỉ tạo trang bán hàng thôi là chưa đủ. Doanh nghiệp thực sự cần lên các phương án phù hợp để bắt đầu quảng bá cửa hàng trực tuyến của mình sao cho nhiều người biết đến.
Thiết kế cửa hàng tối giản cho việc tìm kiếm, mua hàng và thanh toán
Khách hàng thường thấy khó chịu với những thiết kế rườm rà hay thiếu chỉn chu. Các lỗi thường gặp của các cửa hàng Shopify có thể kể đến như thiếu mô tả sản phẩm, thiếu đề xuất rõ ràng, điều hướng khó khăn. Do đó, doanh nghiệp cần phải chắc chắn rằng trang của mình có giao diện đẹp, rõ ràng cùng với các thao tác đơn giản đồng thời phân khúc cụ thể cho từng nhóm sản phẩm thì mới có thể bán hàng với Shopify hiệu quả.
Tận dụng bộ công cụ truyền thông sẵn có
Để hỗ trợ các nhà bán hàng, Shopify cung cấp bộ công cụ truyền thông giúp trang tăng lưu lượng truy cập và tăng tần suất hiển thị. Các tính năng có thể kể đến như tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO sẽ giúp cửa hàng có thứ tự cao khi khách hàng tìm kiếm. Để SEO hiệu quả, doanh nghiệp cần chú ý đến title, headline, description… sao cho thân thiện nhất với công cụ tìm kiếm của Shopify.
Cho phép khách hàng đánh giá về sản phẩm sau khi mua hàng
Các đánh giá tích cực từ khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín thương hiệu cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm với khách hàng. Những đánh giá này chính là động lực hữu hiệu giúp thu hút thêm khách hàng mới. Cho phép đánh giá sản phẩm còn giúp tăng nội dung và tương tác của trang, do đó rất có lợi cho việc hỗ trợ SEO.
Liên kết Facebook với website Shopify
Không thể phủ nhận, từ trước đến nay Facebook vẫn là một kênh giúp quảng bá thương mại điện tử vô cùng tiềm năng. Tại Việt Nam, đây là mạng xã hội trực tuyến hàng đầu với hơn 80% dân số cùng sử dụng. Do đó, khi bán hàng trên Shopify, doanh nghiệp hãy tích hợp thêm cửa hàng trên facebook để giúp kéo lưu lượng truy cập về. Nhờ vậy, khách hàng sẽ có thể kết nối với doanh nghiệp trên nhiều nền tảng hơn, từ đó tăng doanh số bán hàng với Shopify tốt hơn.
Tăng doanh số bán hàng trên Shopify bằng email marketing
Email marketing đóng vai trò rất quan trọng trong kinh doanh, nhất là với lĩnh vực thương mại điện tử. Với email, doanh nghiệp có thể tiếp cận và chăm sóc khách hàng vô cùng hữu hiệu. Nếu biết cách tận dụng email marketing, doanh nghiệp sẽ thúc đẩy được lượng truy cập vào cửa hàng trên Shopify. Doanh nghiệp có thể sử dụng Shopify email để gửi thư giới thiệu sản phẩm mới, các chương trình ưu đãi, voucher giảm giá hay mừng sinh nhật khách hàng.
Chi phí điều hành của hàng trên Shopify
Trước tiên, Shopify cung cấp tên miền với giá vào khoảng $11 tùy loại. Thêm vào đó, Shopify cung cấp 3 gói dịch vụ là Gói cơ bản (Basic Shopify), Gói Shopify và Gói nâng cao (Advanced Shopify) với 3 mức giá lần lượt cho mỗi tháng là $29, $79 và $299. Nếu đăng ký cả năm, người dùng sẽ nhận được các ưu đãi giảm giá từ Shopify.
Không đòi hỏi hiểu biết về lập trình, cách tạo trang đơn giản cùng các thao tác tiện ích phù hợp với lĩnh vực thương mại điện tử, bán hàng trên Shopify đã thực sự mang lại rất nhiều lợi ích cho không chỉ người dùng cá nhân mà còn là doanh nghiệp. Với những hướng dẫn cụ thể dành cho người mới bắt đầu, hy vọng doanh nghiệp có thể tự tin tạo lập cho mình một trang bán hàng và bắt đầu kinh doanh thật hiệu quả.