Hình thức thanh toán trên sàn thương mại điện tử quốc tế

Trong kỷ nguyên 4.0, chuyển khoản không còn là hình thức duy nhất khi giao dịch quốc tế. Thay vào đó, doanh nghiệp và người mua có thể chọn nhiều hình thức thanh toán thương mại điện tử nhanh chóng và thuận tiện khác.

Các hình thức thanh toán quốc tế hiện nay

Nhờ sự phát triển của công nghệ, người tiêu dùng quốc tế đã không còn phải lo lắng khâu thanh toán khi mua sản phẩm/dịch vụ ở quốc gia khác nữa. Dưới đây chính là các hình thức thanh toán trong thương mại điện tử phổ biến và được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Thanh toán bằng thẻ

Thanh toán chi phí thông qua thẻ tín dụng đang là phương thức thanh toán phổ biến nhất ở thời điểm hiện tại đối với các giao dịch thương mại điện tử. Nhờ phương thức này, khách hàng có thể dễ dàng thanh toán các sản phẩm tại các trang thương mại điện tử quốc tế. Người mua chỉ cần có thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ quốc tế như Visa, Master, JCB hay American Express đều có thể thanh toán với hơn 60 website có kết nối với cổng OnePay.

Thanh toán bằng séc trực tuyến

Thanh toán bằng séc trực tuyến

Để thực hiện thanh toán trong thương mại điện tử bằng hình thức này, người mua hàng sẽ sử dụng đến séc qua mạng internet, sau đó điền một số thông tin cần thiết như thông tin về ngân hàng, thông tin về ngày giao dịch và thông tin về giá trị giao dịch vào form được yêu cầu và gửi đi. Sau khi gửi form, các thông tin giao dịch sẽ được chuyển đến trung tâm giao dịch và xử lý đơn thanh toán.

Thanh toán bằng ví điện tử

Thanh toán bằng ví điện tử

Để thực hiện cách thanh toán này, người mua hàng cần xác định rõ các loại ví điện tử có khả năng thanh toán quốc tế mà website bán hàng/người bán hàng chấp nhận liên kết, sau đó tải ứng dụng ví điện tử phù hợp về điện thoại và thực hiện các bước thanh toán theo hướng dẫn. Phương thức thanh toán này giúp người dùng có thể dễ dàng chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng vào ví điện tử nên rất nhanh chóng và tiện lợi.

Thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng

Thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng

Chuyển khoản ngân hàng cũng là một trong các hình thức thanh toán thương mại điện tử phổ biến, người mua có thể thực hiện thông qua ATM hoặc trực tiếp thực hiện giao dịch trên điện thoại hay máy tính. Với hình thức này, người mua chỉ cần chuyển một số tiền từ tài khoản ngân hàng của mình sang tài khoản ngân hàng của người bán, vô cùng thuận tiện và dễ dàng.

Thanh toán bằng cổng thanh toán trực tuyến

Cổng thanh toán trực tuyến có thể hiểu là dịch vụ kết nối giữa ngân hàng, người bán và người mua. Với hệ thống này, người bán có thể được nhận tiền ngay khi giao dịch hoàn tất. Các đơn vị cung cấp cổng thanh toán đều được gọi là PSP (Payment Service Provider) – nhà cung cấp dịch vụ thanh toán. Người bán hàng trực tuyến thay vì phải duy trì kết nối với ngân hàng thì chỉ cần sử dụng dịch vụ do các đơn vị này cung cấp. Một trong các cổng thanh toán thương mại điện tử phổ biến hiện nay chính là PayPal.

Những lưu ý về thanh toán trên sàn thương mại điện tử quốc tế

Những lưu ý về thanh toán trên sàn thương mại điện tử quốc tế

Hiện nay, sàn thương mại điện tử ở nhiều quốc gia đều đã cho phép thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến qua những phương thức thanh toán phổ biến kể trên. Tuy nhiên, khi tiến hành thanh toán trong thương mại điện tử quốc tế, người tiêu dùng cần hết sức cẩn thận và lưu ý về tính bảo mật, tính an toàn và rõ ràng của dịch vụ thanh toán mà mình sử dụng. Ngoài ra, hãy ưu tiên lựa chọn phương thức thanh toán có hệ thống giao dịch nhanh chóng, ít bị đình trệ, và có mức phí giao dịch hợp lý.

Quy trình thanh toán

Sau khi lựa chọn sản phẩm và nhấp vào thanh toán, người mua sẽ được chuyển đến trang thanh toán được liên kết bởi trang bán hàng và điền các thông tin giao dịch cần thiết. Sau đó, cổng này kết nối với cổng thanh toán, tạo ra yêu cầu thanh toán và gửi cho bên mua. Nếu các thông tin đều hợp lý, tài khoản của người mua sẽ bị trừ các chi phí giao dịch, thông tin giao dịch cũng được chuyển đến bên bán hàng ngay sau đó. Giá bán lẻ cũng xuất hiện trên báo cáo của người bán.

Phương thức thanh toán

Như đã đề cập ở trên, hiện nay có rất nhiều các hình thức thanh toán thương mại điện tử khác nhau và mỗi hình thức đều có ưu, nhược điểm riêng. Để tối ưu hóa quá trình thanh toán và đem lại sự tiện dụng cho người mua, doanh nghiệp cần cung cấp đủ các phương thức đa dạng để đáp ứng đủ sự lựa chọn và nhu cầu của khách hàng, nhất là với thương mại toàn cầu. 

Tính bảo mật và an toàn

Việc bảo mật thông tin đối với các sàn thương mại điện tử là vô cùng quan trọng. Có không ít trường hợp các website bị tội phạm mạng tấn công, gây rò rỉ thông tin quan trọng của doanh nghiệp cũng như của khách hàng. Bên cạnh đó, việc thông tin thẻ của khách hàng bị đánh cắp cũng gây nguy cơ thất thoát tiền của họ, khiến khách hàng tổn thất và mất lòng tin. Do đó, doanh nghiệp cần lưu ý đến tính bảo mật khi thanh toán dành cho người mua của mình.

Phí xử lý thanh toán

Các thanh toán trực tuyến quốc tế đều sẽ phải tốn phí. Nếu như người mua phải chịu mức phí khi thanh toán bằng thẻ thì người bán sẽ phải chịu phí xử lý thanh toán thẻ tín dụng. Đây cũng được xem là mức phí để hỗ trợ cho các bên dịch vụ trung gian, để quá trình thanh toán của người mua và doanh nghiệp luôn được thuận lợi. Tuy vậy, mức phí này không quá đáng kể khi mà thanh toán trực tuyến thực sự mang lại hiệu quả và lợi ích lớn cho cả đôi bên người bán – người mua.

Hiện nay, có rất nhiều hình thức thanh toán trực tuyến hỗ trợ cho doanh nghiệp được thuận tiện hơn. Tuy vậy, doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu cẩn thận về các phương thức thanh toán thương mại điện tử và những lưu ý cần thiết để tránh những sự cố không đáng có trong quá trình kinh doanh.