Dropshipping là gì? Bạn có phù hợp với hình thức kinh doanh này?

Hình thức dropship là gì? Đây chắc hẳn là một thuật ngữ còn khá mới lạ và nhiều người chưa biết đến. Tuy nhiên, dropship là một phương thức kinh doanh đang cực kỳ phổ biến hiện nay. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về dropship và khám phá xem bạn có phù hợp với hình thức kinh doanh này không nhé! 

1. Dropshipping là gì?

Dropshipping là một mô hình kinh doanh trực tuyến, trong đó người bán không cần phải lưu trữ hàng hóa mà chỉ cần chịu trách nhiệm về các khâu quảng cáo, tiếp nhận đơn hàng. Sau đó sẽ chuyển giao cho nhà cung ứng hoặc nhà sản xuất thực hiện giao hàng trực tiếp cho khách hàng cuối cùng.

Trong mô hình dropshipping, người bán không cần phải đầu tư hay tốn kém bất kỳ chi phí lưu trữ nào vào hàng tồn kho. Thay vào đó, khi nhận được đơn hàng từ người mua, họ chỉ cần chuyển thông tin đến nhà cung cấp để giao hàng trực tiếp tới khách. Do đó, nếu bạn muốn khởi nghiệp kinh doanh nhưng không có vốn lớn, thì dropshipping là một lựa chọn lý tưởng. 

Những nền tảng nổi bật kinh doanh dropship ở Việt Nam.

2. Mô hình dropshipping hoạt động như thế nào?

Mô hình dropshipping hoạt động bằng cách người bán không cần lưu giữ hàng tồn kho, thay vào đó, họ chuyển tiếp đơn hàng và thông tin khách hàng trực tiếp đến nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất. Sau đó, nhà cung cấp sẽ thực hiện đóng gói, và gửi hàng trực tiếp đến khách hàng. 

Quy trình hoạt động chi tiết gồm các bước sau:

  • Người bán tạo cửa hàng trực tuyến và liên kết với nhà cung cấp có sẵn sản phẩm.
  • Khách hàng đặt mua sản phẩm từ cửa hàng trực tuyến của người bán.
  • Người bán nhận đơn hàng và thông tin khách hàng.
  • Người bán chuyển tiếp đơn hàng và thông tin cho nhà cung cấp.
  • Nhà cung cấp gửi hàng trực tiếp đến khách hàng và cung cấp thông tin vận chuyển.
  • Khách hàng nhận được hàng và giao dịch hoàn tất.

3. Ưu nhược điểm của dropshipping

Ưu nhược điểm của dropshipping

Ưu điểm của dropshipping 

Không cần lưu trữ hàng tồn kho: Ưu điểm tuyệt vời nhất của hình thức này là người bán không cần phải đầu tư nhiều vốn vào hàng tồn kho, tiết kiệm chi phí vận hành và lưu trữ hiệu quả. 

Chi phí ban đầu thấp: Người bán cũng không cần phải đầu tư để mua hàng trước, chỉ cần thanh toán khi có đơn hàng từ người mua, phù hợp với những cá nhân muốn kinh doanh nhưng hạn chế về vốn.

Đa dạng sản phẩm: Mô hình dropshipping cho phép người bán kinh doanh nhiều loại sản phẩm từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, mở rộng danh sách bán và hỗ trợ gia tăng doanh thu.

Dễ dàng bắt đầu và quản lý: Bạn cũng không cần sở hữu kinh nghiệm kinh doanh trước đây, mô hình dropshipping có thể bắt đầu và quản lý dễ dàng, với ít công việc về đóng gói và vận chuyển.

Linh hoạt và tự do địa điểm: Người bán có thể làm việc ở bất cứ nơi nào có kết nối internet, không bị ràng buộc về địa điểm hay thời gian cố định.

Nhược điểm của dropshipping 

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội trên, hình thức dropshipping vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định như: 

Rủi ro về chất lượng: Với mô hình dropship, bạn sẽ khó có thể kiểm soát trực tiếp chất lượng của sản phẩm. Nếu nhà cung cấp gửi hàng kém chất lượng hoặc không đáp ứng kỳ vọng của khách hàng, điều này có thể ảnh hưởng đến uy tín của bạn.

Mức lợi nhuận thấp: Vì bạn không trực tiếp sản xuất hoặc đưa ra giá cả sản phẩm, nên lợi nhuận trong dropshipping thường thấp hơn so với việc bạn tự kiểm soát toàn bộ quá trình từ sản xuất đến bán hàng.

Cạnh tranh khốc liệt: Dropshipping là một mô hình kinh doanh trực tuyến phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể tham gia nên dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt. Các cửa hàng trực tuyến khác có thể bán cùng sản phẩm với giá cạnh tranh, làm giảm khả năng tạo ra doanh thu của bạn.

Vấn đề vận chuyển và giao hàng: Phụ thuộc vào nhà cung cấp, thời gian vận chuyển và giao hàng có thể kéo dài, gây khó khăn trong việc đáp ứng kỳ vọng của khách hàng. Điều này có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm mua hàng đáng kể.

Phức tạp trong quản lý đơn hàng: Với số lượng đơn hàng lớn, việc theo dõi và xử lý đơn hàng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau có thể trở nên phức tạp, gây ra thách thức cho bạn.

4. Dropshipping có phù hợp với bạn không? 

Dropship mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời về mặt chi phí, công sức lẫn thời gian. Tuy nhiên, để đánh giá xem mô hình kinh doanh này có phù hợp với bạn không thì hãy cùng trả lời một số câu hỏi sau đây nhé! 

Bạn muốn xây dựng thương hiệu của mình như thế nào?

Thương hiệu là hình ảnh, đặc điểm nổi bật mà khách hàng nhìn nhận và ghi nhớ về doanh nghiệp của bạn. Việc tạo dựng một thương hiệu ấn tượng sẽ giúp thu hút thêm khách hàng tiềm năng và duy trì lòng trung thành của khách hàng hiện tại. 

Tuy nhiên, trong mô hình dropshipping, bạn sẽ bị hạn chế về khả năng kiểm soát trực tiếp chất lượng cũng như tùy chỉnh thiết kế của sản phẩm. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc tạo sự khác biệt cho thương hiệu của bạn. Do đó, nếu bạn muốn xây dựng một thương hiệu độc đáo thì hình thức kinh doanh này sẽ không phù hợp.  

Cách bạn kiểm soát chất lượng sản phẩm?

Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín cũng như doanh thu của thương hiệu. Với mô hình dropship, bạn sẽ không lưu trữ hàng tồn kho mà nhà cung cấp chính là người gửi hàng trực tiếp cho khách hàng. Vì vậy, bạn sẽ rất khó kiểm soát được chất lượng sản phẩm. 

Nếu nhà cung ứng giao những sản phẩm kém chất lượng, không đạt kỳ vọng của khách hàng thì uy tín thương hiệu của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, bạn hãy cân nhắc và lựa chọn một nhà cung cấp đáng tin cậy để vượt qua những thách thức trên. 

Bạn muốn vận chuyển sản phẩm nhanh như thế nào?

Hầu hết các khách hàng khi mua sắm trực tuyến đều mong muốn nhận được sản phẩm nhanh chóng. Do đó, thời gian vận chuyển có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm mua hàng của họ. Nếu thời gian vận chuyển quá chậm thì nguy cơ nhận được các đánh giá tiêu cực là rất cao. 

Trong mô hình dropshipping, bạn sẽ khó có thể kiểm soát được thời gian vận chuyển. Bởi vì thời gian giao hàng sẽ phụ thuộc vào nhà cung ứng. Vì vậy, bạn nên xem xét kỹ khung thời gian cũng như các mức phí vận chuyển trước khi bắt đầu làm việc với nhà cung cấp. 

Bạn có thể tiếp cận được bao nhiêu vốn?

Hình thức dropship sẽ giúp bạn tối ưu được chi phí đầu tư cũng như lưu trữ hàng hóa. Tuy nhiên, bạn vẫn phải chi trả các khoản phí liên quan đến đầu tư website bán hàng, tiếp thị, quảng cáo. Do đó, bạn nên cân nhắc xem bạn có đủ vốn để đầu tư và phát triển hình thức kinh doanh này hay không. 

Biên lợi nhuận mục tiêu của bạn là gì?

Tỷ lệ lợi nhuận trong dropshipping thường thấp hơn so với các hình thức kinh doanh khác. Vì vậy bạn cần phải tính toán và đặt ra mục tiêu biên lợi nhuận sao cho hợp lý, đồng thời vẫn đáp ứng được yêu cầu của bạn. 

Ngoài ra, bởi vì dropshipping là một hình thức kinh doanh trực tuyến đơn giản, ít vốn nên rào cản gia nhập thấp, dẫn đến thị trường có mức độ cạnh tranh vô cùng cao. Do đó, bạn sẽ cần phải nghiên cứu thị trường và tìm ra lĩnh vực kinh doanh phù hợp. Bạn có thể đầu tư vào những lĩnh vực có tiềm năng sinh lời cao hoặc tạo sự khác biệt cho thương hiệu mình, để gia tăng lợi nhuận hiệu quả. 

Hướng dẫn chi tiết cách bắt đầu kinh doanh Dropshipping cùng Blog Imp.

5. Mẹo để dropshipping thành công 

Sau khi đã tìm hiểu kỹ càng về khái niệm dropship là gì thì chúng ta sẽ cùng khám phá một số mẹo để thành công trong mô hình kinh doanh này. 

Chọn đúng sản phẩm

Sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất khi kinh doanh theo mô hình dropshipping, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khách hàng, doanh thu và lợi nhuận của bạn. Bạn cần phải nghiên cứu thị trường để tìm ra sản phẩm có tiềm năng phát triển, nhu cầu cao và ít cạnh tranh. Việc này sẽ giúp tăng khả năng bán hàng và mang lại lợi nhuận cao hơn.

Chọn một nền tảng có dịch vụ lưu trữ nhanh, đáng tin cậy

Nền tảng là nơi bạn tạo ra, vận hành và quản lý cửa hàng trực tuyến của mình, do đó, cần phải lựa chọn một nền tảng uy tín, có dịch vụ lưu trữ nhanh chóng. Hãy đảm bảo rằng nền tảng bạn chọn có khả năng xử lý một lượng lớn đơn hàng, và đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu của khách hàng. Điều này sẽ giúp tạo ra trải nghiệm mua hàng tốt hơn, tăng cơ hội thành công trong kinh doanh dropshipping.

Tìm nhà cung cấp đáng tin cậy

Tìm nhà cung cấp đáng tin cậy

Nhà cung ứng sẽ là người cung cấp và trực tiếp giao hàng đến khách hàng, vì vậy bạn cần phải lựa chọn những nhà phân phối đáng tin cậy. Bạn nên tìm nhà cung cấp uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý, thời gian giao hàng nhanh và dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình. Lựa chọn một nhà cung ứng đảm bảo sẽ giúp bạn kiểm soát chất lượng sản phẩm tốt hơn, mang đến những trải nghiệm mua hàng hài lòng cho khách hàng và tăng hiệu quả kinh doanh. 

Tạo một cửa hàng trực tuyến hấp dẫn

Cửa hàng trực tuyến đại diện cho sự kết nối giữa bạn và khách hàng, là một trong những giai đoạn đầu tiên của quy trình dropshipping. Bạn nên tạo một cửa hàng trực tuyến hấp dẫn, chuyên nghiệp, dễ sử dụng và tối ưu hóa cho các thiết bị khác nhau để tăng khả năng bán hàng. Hãy cung cấp thông tin sản phẩm chi tiết, hình ảnh chất lượng và đảm bảo quy trình đặt hàng, thanh toán thuận tiện để tạo ra trải nghiệm tuyệt vời hơn. 

Top 10 các công cụ cần thiết để kinh doanh dropshipping.

Xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả

Và cuối cùng, đừng quên lên kế hoạch tiếp thị để giúp gia tăng hiệu quả bán hàng dropshipping. Chiến lược tiếp thị là yếu tố then chốt để thu hút, giữ chân và chuyển đổi khách hàng cho cửa hàng trực tuyến của bạn. Bạn nên xây dựng một chiến lược tiếp thị hiệu quả, đa kênh, cải tiến liên tục để quảng bá cửa hàng và sản phẩm của bạn. Một chiến lược tiếp thị hiệu quả sẽ góp phần thu hút khách hàng, gia tăng doanh thu và lợi nhuận đáng kể. 

10 mẹo kinh doanh dropshipping thành công không nên bỏ qua.

Dropshipping là một hình thức kinh doanh mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời về mặt chi phí lẫn thời gian, giúp người bán tối ưu hóa quy trình bán hàng và tăng hiệu quả kinh doanh đáng kể. Mong rằng những chia sẻ trên đây đã cung cấp cho bạn một cái nhìn rõ nét hơn về mô hình dropship là gì, cũng như các mẹo để ứng dụng hình thức kinh doanh này một cách thành công.