Một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp thành công đó là quản lý vòng đời khách hàng hiệu quả. Bởi đây là yếu tố quan trọng để tiếp cận với và biến khách hàng thành khách hàng tiềm năng của mình. Doanh nghiệp đã biết cách để quản lý sao cho hiệu quả chưa? Đừng lo lắng bài viết này sẽ giúp doanh nghiệp giải đáp!
Giá trị vòng đời khách hàng là gì?
Giá trị vòng đời khách hàng có tên tiếng anh là customer lifetime value. Thường viết tắt là CLV. Nó là giá trị của một khách hàng đóng góp vào lợi nhuận của doanh nghiệp. Các khách hàng có giá trị vòng đời cao là khách hàng trung thành, đem lại nguồn lợi nhuận lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp. Đây là nhóm khách hàng mà các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến họ để họ không rời bỏ doanh nghiệp.
Làm cách nào để quản lý vòng đời khách hàng
Vòng đời khách hàng là một thuật ngữ tiếp thị dùng để mô tả tiến trình của các giai đoạn khác nhau mà khách hàng trải qua từ việc cân nhắc, mua, sử dụng sản phẩm / dịch vụ và sử dụng sản phẩm / dịch vụ để duy trì lòng trung thành của khách hàng. Quản trị vòng đời khách hàng là quá trình thiết lập, nuôi dưỡng và liên tục nâng cao mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường khiến cho việc quản lý vòng đời của khách hàng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Cùng tìm hiểu 5 giai đoạn của vòng đời khách hàng để giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng cho quá trình này.
1. Tiếp cận
Đây là lúc khách hàng tiềm năng tìm hiểu về sản phẩm của doanh nghiệp thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Do đó, thông tin của doanh nghiệp phải được tiếp thị một cách phù hợp và đa dạng để khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy. Bằng cách này, họ sẽ hiểu sản phẩm, dịch vụ của công ty cũng như những giá trị nổi bật mà sản phẩm của doanh nghiệp mang lại cho cộng đồng.
2. Mua hàng
Doanh nghiệp phải hiểu được khách hàng tiềm năng có những mong muốn, nhu cầu như thế nào về sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Doanh nghiệp nên liên hệ trực tiếp với khách hàng để biến những khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực sự. Bên cạnh đó, tối ưu hóa những trải nghiệm của khách hàng trong thời điểm này cũng đóng vai trò quan trọng để khách hàng đưa ra quyết định mua hàng.
3. Phát triển
Sau khi khách hàng mua hàng, doanh nghiệp hãy giữ liên lạc và xây dựng mối quan hệ tốt với họ. Hãy chắc chắn rằng họ hoàn toàn hài lòng với chất lượng và sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
4. Duy trì
Khách hàng sẽ trở nên trung thành với doanh nghiệp nếu doanh nghiệp thỏa mãn được nhu cầu của họ. Để được điều này, hãy tiếp tục nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng. Bằng các cuộc khảo sát, thu thập phản hồi của khách hàng là rất cần thiết. Khách hàng sẽ rất vui nếu doanh nghiệp quan tâm đến ý kiến của họ. Và doanh nghiệp có thể sử dụng những góp ý đó để cải thiện dịch vụ hay sản phẩm của mình.
5. Sự ủng hộ
Nếu khách hàng của doanh nghiệp thực sự hài lòng, họ sẽ trở thành những người ủng hộ nhiệt thành cho thương hiệu. Đồng thời khiến họ trở thành những đại sứ, lan tỏa tình yêu thương hiệu của họ tới những người xung quanh. Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận những khách hàng tiềm năng mới của mình. Nếu biết cách quản trị vòng đời khách hàng, đây sẽ là cơ sở giúp doanh nghiệp cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ tăng số lượng khách hàng trung thành và phát triển bền vững hơn.
Đấy là các bước để quản lý một cách tốt nhất dành cho các doanh nghiệp. Từ các thông tin trên các doanh nghiệp hãy tiếp cận khách hàng của mình bằng cách đặt mình vào nhu cầu và mong muốn của họ. Từ bài viết này, hy vọng sẽ có thể giúp ích được cho các doanh nghiệp trong quá trình quản trị vòng đời khách hàng cho mình.