Nhờ vào công thức tính giá trị vòng đời khách hàng, doanh nghiệp đã có thể đánh giá hiệu quả của chiến dịch tiếp thị qua email một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, hiệu quả CLV mà chiến dịch tiếp thị qua email mang lại không chỉ được đánh giá bởi yếu tố doanh số thu được, mà còn nhiều hơn thế nữa. Để có thể đưa ra những đánh giá và phân tích toàn diện nhất từ chỉ số này, doanh nghiệp chắc chắn không nên bỏ qua những yếu tố sau đây trong chiến dịch của mình.
1. Đo lường ROI
Trước hết, để đánh giá hiệu quả CLV có được từ các chiến dịch tiếp thị qua email, doanh nghiệp nên chú trọng theo dõi giá trị ROI thu được. Vậy ROI là gì? ROI chính là từ viết tắt cho Return On Investment, có nghĩa là tỷ lệ hoàn vốn hoặc tỷ suất hoàn vốn, tỷ lệ lợi nhuận trên tổng chi phí đầu tư. Nói một cách đơn giản, mỗi chiến dịch marketing đều sẽ nhắm đến một chỉ số ROI cụ thể như một mục tiêu về lợi nhuận dự tính sẽ thu được so với số tiền mà doanh nghiệp đã đầu tư.
Việc đo lường chỉ số ROI khá quan trọng, vì bằng cách này, doanh nghiệp có thể dễ dàng so sánh dữ liệu của nhiều dự án, chiến dịch hoặc kênh tiếp thị khác nhau, đồng thời, chỉ số ROI cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc đánh giá hiệu quả của bất kỳ chiến dịch marketing qua email nào. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra được quyết định nên tiếp tục đầu tư vào kênh tiếp thị email với chiến lược như thế nào để đạt được hiệu quả CLV cao hơn.
2. Xác định giá trị trọn đời của một người đăng ký email
Chỉ số CLV có thể được xác định thông qua nhiều phương thức khác nhau, và đối với email marketing, doanh nghiệp cũng cần xác định giá trị trọn đời của người đăng ký vào danh sách email của mình. Để làm được điều này, doanh nghiệp nên chú ý đến mức độ tương tác của người đăng ký đối với các thông điệp được gửi từ doanh nghiệp. Đồng thời, bất cứ phản hồi nào đến từ người đăng ký email cũng là một yếu tố quan trọng cho thấy sự quan tâm của họ đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, nếu người đăng ký thường xuyên tương tác, phản hồi hoặc xác nhận mua hàng thông qua kênh tiếp thị email, đây là một dấu hiệu khá tích cực để đánh giá giá trị trọn đời mà người đăng ký có thể mang lại cho doanh nghiệp.
3. Đo lường lợi nhuận do email mang lại
Tuy có nhiều cách để đo lường hiệu quả CLV cho email marketing, nhưng trong hầu hết trường hợp, lợi nhuận vẫn luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu mà doanh nghiệp cần chú ý. Trong kinh doanh, có lẽ email không phải là kênh tiếp thị duy nhất mà doanh nghiệp sử dụng để gia tăng lợi nhuận, nhưng chắc chắn không thể phủ nhận lợi nhuận thu được từ việc tiếp thị qua email luôn đem lại những con số thực tế so với hầu hết các kênh tiếp thị khác. Vì vậy, nếu doanh nghiệp muốn đánh giá hiệu quả giá trị vòng đời khách hàng chính xác hơn, việc đo lường lợi nhuận do kênh tiếp thị email mang lại hoàn toàn là cần thiết.
4. Tính số lượng người đăng ký đang hoạt động
Về cơ bản, trong danh sách email của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng sẽ tồn tại hai loại người đăng ký, đó là người đăng ký còn hoạt động và người đăng ký không hoạt động. Đối với người đăng ký còn hoạt động, doanh nghiệp sẽ nhận thấy có thể phân khúc những người đăng ký này thành nhiều nhóm khác nhau dựa trên tần suất hoạt động, tương tác của họ. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể áp dụng những chiến lược khác nhau để thúc đẩy sự tương tác với những địa chỉ email có tần suất hoạt động thấp, hoặc tiếp tục áp dụng những chiến lược email hiệu quả với những người đăng ký mang lại những tương tác tích cực. Ngoài ra, việc xác định lượng người đăng ký còn hoạt động/không hoạt động còn giúp doanh nghiệp tránh được việc đầu tư mà không đạt được lợi nhuận từ những địa chỉ email không còn tương tác.
Nhìn chung, để đo lường hiệu quả CLV cho email marketing, doanh nghiệp cần phải thực hiện đầy đủ các yếu tố trên. Từ đó, doanh nghiệp sẽ biết được đâu là chiến lược phù hợp cho tệp khách hàng của mình.