Khi bắt đầu thực hiện tiếp thị qua email, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, thường lựa chọn sử dụng các mẫu email marketing miễn phí để tối ưu chi phí cho chiến dịch, đồng thời vẫn đạt được hiệu quả như mong muốn. Tuy nhiên, với vô số nền tảng cung cấp mẫu email trên thị trường, việc chọn ra một lựa chọn tối ưu có lẽ không hề dễ dàng. Đó cũng là lý do doanh nghiệp nên tham khảo các lựa chọn tiêu biểu mà chúng tôi đã gợi ý dưới đây.
1. SendinBlue
Được đánh giá là một trong những nền tảng hỗ trợ email marketing hiệu quả và tiết kiệm nhất, SendinBlue ngày càng được sử dụng nhiều hơn bởi các doanh nghiệp thương mại điện tử, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, cần tối ưu ngân sách khi bắt đầu.
Về ưu điểm, SendinBlue cung cấp cho người dùng các lựa chọn gói đăng ký khá đa dạng, chỉ từ 25 đô la cho 20.000 email và số địa chỉ không bị giới hạn. Có thể nói, đây là một mức giá khá cạnh tranh trên thị trường hiện nay. Ngoài ra, tính năng tự động hóa mạnh mẽ và tính năng đồng bộ quy trình làm việc song song cũng là hai điểm cộng nổi bật mà SendinBlue sở hữu. Đồng thời, người dùng còn được sử dụng hơn 70 mẫu email thiết kế sẵn cùng chức năng tự do tinh chỉnh để tạo ra mẫu email ưng ý nhất thông qua SendinBlue.
Về khuyết điểm, gói miễn phí của nền tảng này chỉ cho phép người dùng gửi không quá 300 email một ngày. Ngoài ra, tốc độ tải một số trang đích sẽ hơi chậm khi dùng trình duyệt website.
2. Mailchimp
Tìm kiếm một mẫu email marketing đẹp sẽ không phải vấn đề lớn nếu doanh nghiệp tìm được cho mình một nền tảng hỗ trợ email marketing ưng ý, và một lựa chọn khá phổ biến chính là Mailchimp.
Về ưu điểm, Mailchimp cho phép người dùng tổng hợp và sắp xếp thông tin chiến dịch một cách hệ thống và hợp lý. Ngoài ra, hầu hết các công cụ cần thiết cơ bản đều có sẵn trong gói miễn phí của nền tảng này. Bên cạnh đó, trình chỉnh sửa mẫu email tuyệt vời mà nền tảng này cung cấp còn được đánh giá cao với giao diện gọn gàng và trình soạn thảo dễ sử dụng.
Về khuyết điểm, giá cả của các gói trả phí khá cao có lẽ là trở ngại duy nhất khiến nhiều người dùng lưỡng lự khi chọn sử dụng Mailchimp.
Để tạo nên sự khác biệt so với các thương hiệu khác. Các doanh nghiệp nên tìm hiểu thêm những mẫu email marketing đến từ các thương hiệu nổi tiếng. Từ đó tạo ra những mẫu email marketing khác biệt, mang đậm bản chất của thương hiệu mình !
3. ZOHO Campaigns
Đây là một phần mềm hỗ trợ email marketing dựa trên nền tảng đám mây, rất được ưa chuộng bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Về ưu điểm, ZOHO Campaigns sở hữu nhiều tính năng khá tiện dùng cho người mới sử dụng: tính năng tùy chỉnh các mẫu email marketing, công cụ phân tách nhóm khách hàng, lập lịch gửi email cho chiến dịch, đa dạng mẫu báo cáo tùy chỉnh dễ theo dõi,…
Về nhược điểm, giao diện dễ dùng nhưng thiết kế trông khá lỗi thời, cần được nâng cấp.
4. Campaign Monitor
Một giải pháp email marketing uy tín khác mà doanh nghiệp có thể cân nhắc là Campaign Monitor.
Ưu điểm nổi bật của nền tảng này là trình kéo thả trực quan và dễ sử dụng. Nhờ đó, người dùng sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn và tinh chỉnh mẫu email của mình. Đồng thời, các thao tác thiết lập chiến dịch cũng được tối ưu hóa một cách nhanh chóng.
Về nhược điểm, các gói trả phí của Campaign Monitor được đánh giá là hơi đắt hơn so với chất lượng mà nó cung cấp, và điều này cũng là lý do chính khiến người dùng cân nhắc khi sử dụng nền tảng này.
5. SendGrid
Lựa chọn cuối cùng mà chúng tôi muốn giới thiệu hôm nay chính là SendGrid – công cụ email marketing nổi bật với các tính năng đo lường hiệu quả.
Như đã đề cập, SendGrid cung cấp các công cụ đo lường được cập nhật hàng ngày, kèm với đó là các tính năng phân tích và thử nghiệm A/B khá hiệu quả với người dùng email.
Tuy nhiên, SendGrid cũng có một số nhược điểm như không bao gồm tính năng tự động hóa, và giao diện sẽ khá khó sử dụng đối với người mới bắt đầu.
Tùy quy mô kinh doanh và nhu cầu sử dụng, doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn nền tảng xây dựng mẫu email marketing cho chiến dịch của mình.