Có Bao Nhiêu Cách Bán Hàng Ra Thị Trường Nước Ngoài?

Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, doanh nghiệp có thể áp dụng rất nhiều cách bán hàng ra thị trường nước ngoài để mở rộng quy mô kinh doanh. Trong bài chia sẻ này, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích mà doanh nghiệp không nên bỏ lỡ nếu muốn bán hàng ra thị trường nước ngoài thành công.

1. Vì sao doanh nghiệp nên bán hàng ra thị trường nước ngoài?

Vì sao doanh nghiệp nên bán hàng ra thị trường nước ngoài?

Có 8 tỷ người trên thế giới, nếu doanh nghiệp kinh doanh nội địa thì chỉ có thể tiếp cận một phần nhỏ khách hàng trong chính quốc gia của mình. Khi doanh nghiệp bán hàng ra thị trường quốc tế, doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô kinh doanh và tiếp cận được số lượng khách hàng tiềm năng gấp nhiều lần. Nhờ sự phổ biến của internet, việc bán hàng cho khách hàng quốc tế chưa bao giờ dễ dàng hơn thế. Doanh nghiệp có thể thiết lập một trang web hoặc cửa hàng trực tuyến và bắt đầu bán sản phẩm của mình cho khách hàng trên toàn cầu. Vì vậy, nếu doanh nghiệp đang tìm cách mở rộng kinh doanh của mình, thì việc bán hàng ra thị trường quốc tế là một cách tuyệt vời để làm điều đó.

Một lợi ích khác của việc bán hàng ra thị trường nước ngoài là doanh nghiệp có thể đánh giá tiềm năng phát triển sản phẩm của mình trong một thị trường mới.  Ví dụ, các sản phẩm thân thiện với môi trường có thể rất được ưa chuộng ở châu Âu, trong khi các sản phẩm bổ sung sức khỏe có thể phổ biến hơn ở Trung Quốc. Bằng cách theo dõi xu hướng toàn cầu, doanh nghiệp có thể nhận thấy sản phẩm của mình có tiềm năng ở những thị trường nào, và doanh nghiệp có thể phát triển thêm những sản phẩm nào khác để đáp ứng nhu cầu sử dụng ở thị trường mục tiêu. Điều này còn cho phép doanh nghiệp điều chỉnh đặc điểm sản phẩm của mình theo nhu cầu của từng thị trường, tối đa hóa tiềm năng bán hàng và đạt được lợi thế cạnh tranh.

Một ưu điểm nữa mà doanh nghiệp có thể đạt được là về khía cạnh giá cả và lợi nhuận. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể bán sản phẩm của mình ở nước ngoài với giá cao hơn so với ở trong nước, đặc biệt nếu sản phẩm của doanh nghiệp là duy nhất hoặc có nhu cầu cao ở thị trường nước ngoài. Tất nhiên, doanh nghiệp sẽ cần thực hiện một số nghiên cứu để tìm hiểu xem giá cả sản phẩm ở thị trường nước ngoài như thế nào và có những cách bán hàng ra thị trường nước ngoài nào phù hợp để tối đa lợi nhuận.

Bên cạnh đó, mở rộng kinh doanh quốc tế có thể giúp doanh nghiệp tận dụng được điều kiện kinh tế thuận lợi tại các thị trường khác, đồng thời chia nhỏ và giảm thiểu rủi ro trong trường hợp suy thoái kinh tế tại quốc gia đang gặp khó khăn.

Khi doanh nghiệp bán hàng ra quốc tế, doanh nghiệp sẽ được tiếp xúc với số lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ. Việc bán hàng trên toàn cầu có thể giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng mới và xây dựng lòng trung thành lâu dài từ những khách hàng hiện tại của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, việc bán hàng quốc tế có thể giúp doanh nghiệp tăng cường độ nhận diện thương hiệu trên mạng xã hội. Doanh nghiệp có thể chia sẻ đa dạng nội dung trên kênh mạng xã hội của mình để tiếp cận được nhiều nhóm khách hàng ở các thị trường khác nhau.

Tìm hiểu thêm: Các loại sản phẩm đem lại doanh thu cao khi bán hàng từ Việt Nam ra nước ngoài

2. Những cách bán hàng ra thị trường nước ngoài

Doanh nghiệp có thể thực hiện nhiều hình thức khác nhau để bắt đầu bán hàng ra thị trường quốc tế. Để lựa chọn được phương thức bán hàng phù hợp với quy mô kinh doanh, doanh nghiệp có thể tham khảo một số gợi từ chúng tôi: 

– Bán trực tiếp cho khách hàng

Doanh nghiệp có thể trực tiếp chịu trách nhiệm toàn bộ quy trình kinh doanh của mình từ khâu sản xuất đến vận chuyển hàng hóa sang thị trường nước ngoài mà không cần thông qua trung gian. Với hình thức này, doanh nghiệp vừa tối ưu hoá được chi phí cũng như đảm bảo được tính linh hoạt khi có vấn đề phát sinh. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần có nguồn lực kinh doanh đủ mạnh và nghiên cứu thị trường quốc tế kỹ lưỡng để tránh những rủi ro về luật thương mại và buôn bán quốc tế. 

Bán trực tiếp cho khách hàng

– Hợp tác với một công ty lớn hơn 

Bằng cách xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với một công ty lớn hơn, doanh nghiệp có thể hưởng lợi bằng cách tận dụng khả năng chuyên môn, tên tuổi thương hiệu, lực lượng bán hàng, cơ sở khách hàng và các lợi thế khác của công ty đó. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chứng minh được rằng quan hệ đối tác có thể gia tăng giá trị lâu dài cho hoạt động kinh doanh của cả hai công ty.

Hợp tác với một công ty lớn hơn 

– Hợp tác với một công ty địa phương

Việc hợp tác với một công ty địa phương đã hoạt động tại một thị trường nhất định có thể giúp doanh nghiệp nhận được kiến thức thực tế và các mối liên hệ cần thiết, cũng như các cơ hội để mở rộng quy mô kinh doanh qua các thị trường lân cận.

Hợp tác với một công ty địa phương

3. Bí quyết bán hàng ra thị trường nước ngoài

Sau khi lựa chọn được cách bán hàng ra thị trường nước ngoài phù hợp, doanh nghiệp nên tham khảo một số bí quyết bán hàng hiệu quả đối với thị trường nước ngoài.

– Tìm hiểu kỹ thị trường mục tiêu

Nghiên cứu thị trường mục tiêu là một trong những điều bắt buộc mà doanh nghiệp cần thực hiện. Bước này có thể giúp doanh nghiệp hiểu rõ thị trường nước ngoài trước khi doanh nghiệp tung ra sản phẩm hoặc dịch vụ ở đó. Mục tiêu chính của bước này chính là nhận định khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, xác định các thách thức có thể xảy ra, làm quen với đối thủ cạnh tranh và nắm bắt cơ hội thành công của doanh nghiệp.

Tìm hiểu kỹ thị trường mục tiêu

– Nắm rõ quy định nhập khẩu của thị trường mục tiêu

Mỗi thị trường khác nhau sẽ có những quy định nhập khẩu khác nhau. Sự khác biệt trong quy định nhập khẩu có thể dẫn đến sự chênh lệch trong lợi nhuận đạt được. Vì vậy, doanh nghiệp cần cẩn thận nắm rõ các chính sách, quy định nhập khẩu của thị trường mục tiêu trước khi bắt đầu bán hàng ra nước ngoài.

Nắm rõ quy định nhập khẩu của thị trường mục tiêu

– Đảm bảo hàng luôn đáp ứng đủ 

Doanh nghiệp chắc chắn không muốn mất đi khách hàng chỉ vì thiếu hàng đúng không? Vì vậy, hãy luôn đảm bảo số lượng hàng hóa trong kho có thể đáp ứng đủ nhu cầu đặt hàng của khách hàng. Tuy nhiên, trong trường hợp hàng hóa không thể đáp ứng kịp thời, doanh nghiệp nên cung cấp cho khách hàng thông tin về thời gian có hàng trở lại để họ dễ dàng hơn trong việc đặt hàng. 

Đảm bảo hàng luôn đáp ứng đủ 

– Kiểm tra kĩ quá trình vận chuyển

Bất kỳ lỗi vận chuyển nào cũng có thể khiến khách hàng không hài lòng, dù đó là vấn đề về thời gian nhận hàng hay chất lượng sản phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp cần theo dõi và kiểm tra kĩ quá trình vận chuyển để đảm bảo hàng hóa đến tay khách hàng với chất lượng nguyên vẹn, đúng vào thời gian giao hàng dự kiến. 

Kiểm tra kĩ quá trình vận chuyển

Trên đây là một số cách bán hàng ra thị trường nước ngoài đáng tham khảo. Hãy cân nhắc và lựa chọn cách bán hàng phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình nhé.