chiến lược email marketing

Trong thời đại công nghệ số ngày càng phát triển, email marketing luôn là một trong những phương thức tiếp thị hàng đầu đối với doanh nghiệp. Với mỗi chiến lược email marketing được xây dựng, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc theo dõi, phân tích và đánh giá hiệu quả chiến dịch tiếp thị của mình. Tuy nhiên, chiến lược nào sẽ phù hợp cho mọi sản phẩm mà công ty hướng đến? Để giải đáp thắc mắc này, hãy tham khảo ngay năm lựa chọn dưới đây.

1. Xác định đối tượng tiềm năng

Xác định đối tượng tiềm năng

Khác với những nhóm khách hàng đã hoặc đang sử dụng sản phẩm, khách hàng tiềm năng chính là những đối tượng chưa từng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp nhưng vẫn có nhu cầu được trải nghiệm, sử dụng sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu vật chất, tinh thần của mình. Việc xác định đối tượng tiềm năng là rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. 

Đầu tiên, chiến lược này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được không ít thời gian, chi phí và nguồn lực so với trường hợp không khoanh vùng được nhóm khách hàng cần nhắm đến, dẫn đến việc thực hiện email marketing thiếu hiệu quả, gây lãng phí tài nguyên mà lại không đạt được kết quả như mong muốn. 

Thứ hai, xác định đúng nhóm khách hàng tiềm năng không chỉ giúp doanh nghiệp có cơ hội thúc đẩy doanh số bán hàng mà còn có thể tăng lượng khách hàng trung thành, đem lại lợi ích lâu dài hơn cho doanh nghiệp.

2. Phân đoạn danh sách khách hàng

Phân đoạn danh sách khách hàng

Có thể nói, trong mỗi chiến lược email marketing, bước phân đoạn danh sách khách hàng là một trong những yếu tố không thể thiếu khi tiến hành bất kỳ chiến dịch tiếp thị qua email nào. Để thực hiện khâu phân đoạn hiệu quả, doanh nghiệp có thể tiến hành lọc thông tin khách hàng dựa trên những yếu tố cá nhân hóa như vị trí địa lý, sở thích, thói quen mua sắm, độ tuổi, mức thu nhập… Bằng cách này, doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc xây dựng nội dung email cụ thể cho từng nhóm khách hàng tương ứng và đạt được hiệu quả cao hơn, thay vì gửi đi một thông điệp cho tất cả khách hàng và khiến họ mất hứng thú vì những thông điệp không cần thiết đối với họ.

3. Xác định nội dung phù hợp cho từng email

Xác định nội dung phù hợp cho từng email

Tiếp nối với chiến lược phân đoạn khách hàng, doanh nghiệp cần chú trọng tối đa trong việc xác định nội dung phù hợp cho từng email, vì mỗi thông điệp được gửi đến khách hàng cũng chính là yếu tố trực tiếp tiếp cận khách hàng và là yếu tố cuối cùng quyết định kết quả của chiến dịch tiếp thị, cho thấy tầm quan trọng của nội dung email là không hề nhỏ. Doanh nghiệp cần biết rằng, mỗi nhóm khách hàng sau khi được phân đoạn sẽ có những nhu cầu mua sắm khác nhau, đó cũng là lý do doanh nghiệp nên gửi đến họ những thông điệp tư vấn, quảng cáo phù hợp để có thể đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ. Bên cạnh đó, việc gửi đi một thông điệp quảng cáo cho hàng loạt khách hàng không cùng phân đoạn sẽ dễ dàng bị đánh dấu là spam.

4. Thiết lập tần suất gửi email phù hợp

Thiết lập tần suất gửi email phù hợp

Để có được một chiến lược email marketing hiệu quả, doanh nghiệp cần chú ý đến tần suất gửi email cho khách hàng, vì không phải gửi càng nhiều tần suất càng dày đặc thì cơ hội thu hút họ mua hàng càng cao, mà ngược lại còn dễ gây ra tác dụng ngược và khiến khách hàng khó chịu. Thay vì vậy, doanh nghiệp cần tập trung gửi email với tần suất phù hợp, có thể là 2 hoặc 3 email một tuần để đạt được kết quả tốt hơn.

5. Tương tác lại với những khách hàng cũ

Tương tác lại với những khách hàng cũ

Tuy việc tiếp cận càng nhiều khách hàng mới sẽ đem lại cho doanh nghiệp càng nhiều cơ hội để gia tăng doanh thu, nhưng nhóm khách hàng cũ cũng là những nhân tố quan trọng trọng kém giúp doanh nghiệp đạt được nhiều lợi ích về đường dài. Để xây dựng danh sách khách hàng trung thành cho riêng mình, doanh nghiệp hãy tương tác lại với những khách hàng cũ – nhóm khách hàng có khả năng cao trở thành khách hàng trung thành nếu được chăm sóc hiệu quả.
Nếu muốn thành công trong việc quảng bá sản phẩm hay dịch vụ, doanh nghiệp đừng nên bỏ qua năm chiến lược email marketing trên đây nhé.