Amazon được xem là trang thương mại điện tử lớn hàng đầu trên thị trường quốc tế. Nếu doanh nghiệp đang tìm hiểu về cách bán hàng trên amazon từ A đến Z, những chia sẻ dưới đây sẽ là bí kíp dành cho bạn.
1. Công việc cần làm khi bán hàng trên Amazon
Doanh nghiệp cần thực hiện một số khâu quan trọng dưới đây trước khi tiếp xúc với nền tảng Amazon:
– Nghiên cứu thị trường
Trước khi bắt đầu bán hàng trên Amazon, doanh nghiệp phải kiểm tra danh sách các sản phẩm bị hạn chế. Một số danh mục, như đồ trang sức hoặc DVD cần được phê duyệt trước khi niêm yết sản phẩm. Trong khi nhiều sản phẩm khác như một số loại thuốc hay rượu nặng bị cấm hoàn toàn. Tiếp đến, doanh nghiệp cần lựa chọn thị trường ngách mà mình muốn tham gia, từ đó xác định những sản phẩm mà mình muốn bán.
Trong khâu này, doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng để nắm bắt xu hướng mua sắm của khách hàng, cũng như hoạt động kinh doanh của đối thủ. Đây là giai đoạn đòi hỏi sự cạnh tranh cao; tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nghiên cứu thị trường doanh nghiệp sẽ có thể nhận ra điểm yếu của các cửa hàng khác, từ đó tận dụng nó làm cơ hội phát triển lợi thế cạnh tranh của mình.
– Nghiên cứu giá bán sản phẩm
Amazon nổi tiếng với các giao dịch tốt nhất trên thị trường, đó là lý do tại sao phần lớn khách hàng quốc tế đều thích mua sắm qua Amazon. Mọi cửa hàng trên Amazon đều cố gắng bán sản phẩm với mức giá tốt nhất để thu hút nhiều khách hàng. Doanh nghiệp có thể sử dụng các tính năng định giá để xem xét giá sản phẩm của mình liệu đã phù hợp với mức chi tiêu trung bình của người dùng Amazon hay chưa.
Nhìn chung, khâu nghiên cứu kỹ lưỡng về giá cả sản phẩm là chìa khóa để doanh nghiệp cạnh tranh với các cửa hàng khác trên thị trường Amazon. Nếu muốn tăng doanh số bán hàng, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng mức giá sản phẩm được đặt ra là hợp lý. Doanh nghiệp nên thực hiện một phân tích chính xác về việc tạo ra tỷ suất lợi nhuận thông qua biên độ giá phù hợp.
– Tạo tài khoản bán hàng
Đây sẽ là khâu tiếp theo trong bí kíp hướng dẫn cách bán hàng trên amazon từ A đến Z. Doanh nghiệp cần tạo một tài khoản người bán trên Amazon. Trước khi đăng ký, hãy chuẩn bị sẵn những thông tin sau: địa chỉ email doanh nghiệp, số tài khoản ngân hàng hoặc số định tuyến ngân hàng, thông tin thẻ tín dụng đang hoạt động, ID quốc gia do chính phủ cấp, thông tin thuế và số điện thoại. Sau khi đăng ký, Amazon sẽ hỏi thông tin chi tiết về cửa hàng của doanh nghiệp, chẳng hạn như địa chỉ và thông tin thuế, cũng như thông tin nhận dạng và số tài khoản ngân hàng.
– Lập kế hoạch bán hàng
Amazon cung cấp hai gói kế hoạch bán hàng cho doanh nghiệp bao gồm: Gói Cá nhân và Gói Chuyên nghiệp. Sự khác biệt chính giữa hai gói dịch vụ này phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm dự kiến của doanh nghiệp.
Đầu tiên, gói Cá nhân là gói thanh toán theo mức sử dụng, cho phép doanh nghiệp truy cập vào các công cụ quản lý đơn hàng và danh sách bán hàng cơ bản. Người bán cá nhân trả 0,99$ mỗi khi họ bán một mặt hàng.
Bên cạnh đó, gói Chuyên nghiệp là gói dịch vụ đăng ký hàng tháng, cung cấp cho doanh nghiệp một bộ công cụ bán hàng hữu ích, bao gồm Dịch vụ web Amazon Marketplace, tính năng báo cáo kinh doanh nâng cao, các tùy chọn vận chuyển có thể tùy chỉnh, cũng như khả năng xuất hiện trên trang tìm kiếm đầu tiên. Chi phí cho gói Chuyên nghiệp là 39,99$ mỗi tháng, nhưng khoản phí này có thể thay đổi tùy thuộc vào việc doanh nghiệp có bán hàng ở nhiều quốc gia hay không.
– Lựa chọn nhà phân phối
Bước tiếp theo trong hướng dẫn cách bán hàng trên amazon từ A đến Z chính là lựa chọn nhà phân phối. Tùy theo mặt hàng doanh nghiệp bán là gì, bán ở những thị trường nào, quốc gia nào, doanh nghiệp có thể lựa chọn số lượng nhà phân phối sản phẩm sao cho phù hợp. Doanh nghiệp lưu ý lựa chọn nhà phân phối sản phẩm có chính sách phù hợp với khối lượng sản phẩm mà doanh nghiệp bán ra. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần xem xét đến chính sách thanh toán và vận chuyển sản phẩm khi hợp tác với các nhà phân phối khác nhau.
2. Cách tối ưu hoá doanh thu khi bán hàng trên Amazon
Làm thế nào để tối ưu hóa doanh thu khi bán hàng trên Amazon một cách hiệu quả, và đây là những gì doanh nghiệp cần làm.
– Xây dựng hình ảnh bắt mắt
Hình ảnh là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút người mua trực tuyến. Người mua hàng trên Amazon thường sẽ lướt qua nếu những sản phẩm họ thấy có hình ảnh hiển thị không rõ ràng, thiếu hình ảnh thực tế. Ngoài ra, Amazon cũng đưa ra một số quy tắc nghiêm ngặt đối với hình ảnh được đăng tải, ví dụ: Mọi hình ảnh sản phẩm phải có kích thước tối thiểu là 1006 pixel, hình ảnh thực tế phải được chụp trên nền trắng, với các thông tin đúng thực tế và kích thước lớn rõ ràng, giúp người mua có thể phóng to hình ảnh để xem thông tin chi tiết. Đặc biệt, hình ảnh của sản phẩm cần phải khớp với mục thông tin mô tả sản phẩm trên trang bán hàng, đồng thời phải làm rõ được tính năng sản phẩm, mang lại giá trị cho người xem. Do đó, việc xây dựng hình ảnh khi bán hàng trên Amazon là rất cần thiết nhằm đáp ứng quy định trên sàn và nhu cầu cần có của khách hàng.
– Khuyến khích khách hàng đánh giá
Trong hướng dẫn cách bán hàng trên amazon từ A đến Z của chúng tôi, bước này được đánh giá là mẹo rất hiệu quả. Doanh nghiệp cần chú ý, Amazon quy định một số quy tắc khá nghiêm ngặt về những gì được phép và không được phép khi yêu cầu đánh giá từ khách hàng. Nếu doanh nghiệp bị phát hiện đã bắt buộc khách hàng để lại đánh giá, tài khoản Amazon của doanh nghiệp có thể bị cấm vĩnh viễn, bị giữ lại tiền và thậm chí là liên quan đến hành động pháp lý. Những gì doanh nghiệp có thể làm là khuyến khích khách hàng để lại đánh giá nhưng không kèm theo việc cung cấp sản phẩm miễn phí, chế độ hoàn lại tiền hoặc giảm giá cho khách hàng sau khi đánh giá thành công.
– Tập trung vào dịch vụ khách hàng
Sự hài lòng của khách hàng chính là chìa khóa thành công cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Thông thường, Amazon sẽ gửi cho doanh nghiệp tất cả các câu hỏi mà khách hàng đặt ra và doanh nghiệp cần phải trả lời trong vòng 24 giờ. Nếu chậm trễ trong khâu chăm sóc khách hàng, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị tài khoản Amazon của doanh nghiệp. Do đó, tập trung vào dịch vụ khách hàng là yếu tố cần có trong quy trình bán hàng trên Amazon mà mọi doanh nghiệp cần lưu ý.
– Chạy quảng cáo sản phẩm
Amazon cung cấp nhiều công cụ quảng cáo mạnh mẽ cho phép doanh nghiệp tiếp thị sản phẩm của mình tới số lượng khách hàng khổng lồ trên nền tảng này. Theo đó, doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình quảng cáo sản phẩm PPC được tài trợ của Amazon. Đây là mô hình quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp, cho phép doanh nghiệp hiện thị quảng cáo sản phẩm của mình dọc theo kết quả tìm kiếm trên trang tìm kiếm.
– Sử dụng công cụ Amazon Keyword
Trước khi bắt đầu xác định các từ khóa chính cho sản phẩm trên Amazon, doanh nghiệp cần biết nhóm khách hàng mục tiêu cần tiếp cận là ai. Sau khi đã xác định được mục tiêu, doanh nghiệp có thể sử dụng công cụ Amazon Keyword để khảo sát những từ khóa đang được quan tâm nhất, sau đó tối ưu từ khóa của mình trên các bài đăng.
Trên đây là cách bán hàng trên amazon từ A đến Z cho doanh nghiệp mới, hãy tham khảo và liên hệ ngay với chúng tôi nếu còn thắc mắc nhé.