Trong thời đại kinh tế toàn cầu hóa, các cách bán hàng online ra nước ngoài ngày càng được quan tâm nhờ cung cấp cơ hội mở rộng kinh doanh cho doanh nghiệp. Với sự phát triển của thương mại điện tử, việc bán hàng ra nước ngoài trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 6 loại công cụ kinh doanh ecommerce giúp doanh nghiệp B2B tối ưu hiệu quả trong việc bán hàng ra nước ngoài.
Mọi Điều Doanh Nghiệp Cần Biết Về Bán Hàng Online Nước Ngoài
Nền tảng thương mại điện tử
Bước đầu tiên để xây dựng một cửa hàng trực tuyến là chọn nền tảng phù hợp. Nền tảng này là phần mềm giúp cửa hàng đáp ứng các nhu cầu cốt lõi, từ khâu thiết kế trang sản phẩm đến quy trình hoàn thành đơn hàng. Có nhiều lựa chọn khác nhau dành cho doanh nghiệp như Shopify, Wix, BigCommerce, Big Cartel và Squarespace.
Mỗi nền tảng có những tính năng và công cụ riêng biệt, vì vậy doanh nghiệp nên dựa vào nhu cầu và mục đích sử dụng để lựa chọn nền tảng kinh doanh phù hợp khi gia nhập thị trường thương mại điện tử.
Shopify – một trong những nền tảng hỗ trợ bán hàng toàn cầu được nhiều doanh nghiệp quốc tế ưa chuộng
Sáng tạo nội dung
Việc sáng tạo nội dung cho một trang web thương mại điện tử có thể tăng khả năng tiếp cận khách hàng. Có nhiều công cụ hỗ trợ cách bán hàng online ra nước ngoài này trở nên dễ dàng hơn, ví dụ tiêu biểu chính là Canva và WordPress.
Trong đó, Canva là ứng dụng dễ sử dụng, cho phép doanh nghiệp nhanh chóng thiết kế hình ảnh, video đẹp mắt không đòi hỏi kinh nghiệm. Còn WordPress là một hệ thống quản lý nội dung có phần phức tạp hơn, nhưng đây là một nền tảng uy tín cho phép doanh nghiệp phát triển chiến lược blog để xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng, thiết lập thương hiệu và tạo ra lưu lượng truy cập định kỳ.
Canva – Công cụ cho phép doanh nghiệp sáng tạo nội dung thu hút, chú trọng vào hình ảnh
Truyền thông và tổ chức nội bộ
Các công cụ thương mại điện tử cũng có thể hữu ích cho hoạt động nội bộ của một doanh nghiệp trực tuyến. Điều này có thể bao gồm việc doanh nghiệp có một không gian riêng để trao đổi với nhân viên hoặc một nền tảng để tối ưu hóa các nhiệm vụ quản lý dự án. Có nhiều công cụ hỗ trợ như Slack, Coda và Monday.com. Slack là một nền tảng nhắn tin giúp nhân viên trao đổi với nhau trong thời gian thực. Coda là một nền tảng đáng tin cậy giúp quản lý các khía cạnh khác nhau của việc kinh doanh trực tuyến. Monday.com là một công cụ quản lý dự án linh hoạt và tùy biến, giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình làm việc và dễ dàng quản lý các khâu thực hiện dự án.
Với Monday, việc quản lý các tác vụ của từng bộ phận được đơn giản hoá và tối ưu thời gian hơn rất nhiều
Bán hàng và hậu cận
Đây là một phần quan trọng trong việc thực hiện các cách bán hàng online ra nước ngoài. Mặc dù một số nền tảng thương mại điện tử cung cấp các công cụ này như một phần của dịch vụ tổng thể, tuy nhiên Shipwire và Veeqo là hai nền tảng độc lập thường được các doanh nghiệp áp dụng. Shipwire là một nền tảng toàn cầu giúp hoàn thành đơn hàng cho các kênh bán hàng trực tuyến. Veeqo cung cấp cả công cụ bán hàng và quản lý hàng tồn kho cho các trang web thương mại điện tử.
Doanh nghiệp có thể kiểm soát hàng tồn kho, theo dõi quy trình vận chuyển và quản lý nhiều phân đoạn liên quan đến khâu bán hàng với Veeqo
Xem thêm: Cách bán hàng online qua nước ngoài: Top ứng dụng mobile phổ biến
Phân tích dữ liệu
Đây là khâu đo lường hành vi người dùng, hiệu quả chiến dịch và lợi nhuận đầu tư (ROI). Với công cụ phù hợp, việc ra quyết định dựa trên dữ liệu có được có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh số và giảm chi phí. Có nhiều công cụ hỗ trợ như Google Analytics và Optimizely. Google Analytics giúp thu thập thông tin về số lượng khách truy cập và các dữ liệu thống kê thời gian thực. Optimizely là một nền tảng cho phép doanh nghiệp thực hiện thử nghiệm A/B và cung cấp thông điệp cá nhân hóa, nhắm mục tiêu cho khách truy cập trang web thương mại điện tử.
Công cụ phân tích dữ liệu chi tiết cho phép doanh nghiệp thống kê đa dạng chỉ số từ Google
Chăm sóc khách hàng
Việc chăm sóc khách hàng luôn cần thiết, vì doanh nghiệp có thể kết nối với khách hàng tốt hơn, khuyến khích họ mua hàng dễ dàng hơn và tăng CLV nhanh chóng hơn. Doanh nghiệp có thể tham khảo các công cụ hỗ trợ như Acquire và Zendesk, giúp cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng chất lượng cao và tối ưu hóa quy trình làm việc.
Quản lý dữ liệu khách hàng và hỗ trợ họ nhanh chóng hơn qua công cụ Zendesk
Với những công cụ kinh doanh ecommerce được đề cập trong bài viết này, cách bán hàng online ra nước ngoài sẽ trở nên dễ dàng hơn. Hãy tận dụng chúng để tối ưu hiệu quả kinh doanh nhé.