Đối với bất kỳ chiến dịch Email Marketing nào, việc tạo các mẫu email chăm sóc khách hàng là vô cùng cần thiết. Không chỉ có tác dụng thúc đẩy lượt tương tác cũng như khả năng gia tăng doanh số, những email này còn là trợ thủ đắc lực giúp mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng trở nên bền chặt hơn, đem lại nhiều cơ hội kinh doanh hơn trong tương lai.
Các yếu tố cần có của Email chăm sóc khách hàng
Quá trình chăm sóc khách hàng không chỉ đơn giản là tận dụng vai trò của email marketing để gửi những lời cảm ơn sau khi mua hàng, hay thông tin giải đáp thắc mắc. Để chiếm được trọn vẹn sự hài lòng của họ, doanh nghiệp cần phải chú ý một số yếu tố sau trong từng nội dung:
Tiêu đề email
Chắc chắn, người tiêu dùng sẽ không bao giờ quan tâm đến một bài thông tin thiếu câu mở đầu, hoặc quá dài dòng khó hiểu. Vì vậy, hãy luôn lựa chọn từ ngữ súc tích nhưng vẫn đi vào đúng trọng tâm mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng.
Nội dung đi vào trọng tâm
Tiếp theo, khi cung cấp thông tin cần thiết hoặc phương hướng giải quyết vấn đề mà người tiêu dùng đang gặp phải, doanh nghiệp cần trình bày ngắn gọn và dễ hiểu để giúp họ nhanh chóng nắm được những thông tin quan trọng.
Giọng văn phù hợp với đối tượng khách hàng
Bên cạnh đó, một email chăm sóc khách hàng hiệu quả chắc chắn cần có sự đầu tư, trau chuốt về giọng văn và sử dụng ngôn ngữ lịch sự, thể hiện sự tôn trọng đến từ doanh nghiệp. Đây sẽ là cầu nối quan trọng để tạo thiện cảm và duy trì mối quan hệ với khách hàng.
Xem thêm: 5 Lợi Ích Tuyệt Vời Nhờ Chăm Sóc Khách Hàng Qua Email
Vai trò của Email Marketing trong dịch vụ chăm sóc khách hàng
Dễ dàng tiếp cận
Hiên nay, có thể thấy email đã và đang là một phương thức liên lạc rất thông dụng, hầu như tất cả những người sử dụng điện thoại thông minh hoặc máy tính đều sở hữu cho mình ít nhất một tài khoản. Do đó mà email marketing cũng được xem là một trong những phương thức hiệu quả nhất để doanh nghiệp có thể tiếp cận và kết nối với nhóm người tiêu dùng tiềm năng của mình.
Việc liên kết tài khoản email chăm sóc khách hàng của thương hiệu với những nền tảng mạng xã hội khác nhau sẽ giúp tiến hành đồng bộ và sử dụng chúng cũng diễn ra dễ dàng hơn, giúp gia tăng vô số cơ hội mở rộng dữ liệu tệp thông tin khách.
Tiết kiệm thời gian cho khách hàng bận rộn
Không chỉ giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận đến những khách hàng tiềm năng, vai trò của email marketing còn được thể hiện trong khía cạnh tiết kiệm thời gian cho đối tượng bận rộn.
Mỗi ngày, cuộc sống bận rộn luôn khiến chúng ta trở nên hối hả và tấp nập của vô vàn công việc, đó là lý do mà phương thức liên lạc với tốc độ nhanh chóng như email luôn được đánh giá cao trong kinh doanh.
Với cách này, khách hàng có thể giải thích vấn đề mình gặp phải một cách đơn giản và nhanh chóng mà không cần gặp mặt trực tiếp hay chờ nối máy điện thoại.
Giải thích vấn đề chi tiết
Khi sử dụng email, doanh nghiệp có thể tận dụng nhiều tính năng đặc biệt như đính kèm tệp để giúp khách hàng có một cái nhìn chi tiết hơn về sản phẩm. Và nếu như ưu tiên sự ngắn gọn trong trình bày nội dung, phương cách này sẽ giúp doanh nghiệp truyền tải được đầy đủ các thông tin quan trọng cũng mà không cần diễn giải dài dòng.
Thực hiện được các cuộc khảo sát khách hàng
Bên cạnh những thông tin hữu ích kể trên, email marketing còn giúp doanh nghiệp khảo sát ý kiến của người tiêu dùng vô cùng đơn giản và nhanh chóng. Vì các phần mềm hiện nay đã được cải thiện rất nhiều, chúng không chỉ thu thập ý kiến mà còn hỗ trợ doanh nghiệp trong phân loại và đánh giá dữ liệu.
Ngoài những hình thức marketing tiêu tốn nhiều ngân sách của bạn. Thì cũng có các hình thức marketing 0 đồng mà doanh nghiệp cần biết, giúp tiết kiệm chí phí và mang lại nhiều hiệu quả.
Các Mẫu Email Chăm Sóc Khách Hàng Hiệu Quả
Email cảm ơn (Thank You Email)
Việc gửi email cảm ơn cho khách hàng sau khi mua hàng là giai đoạn quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì được mối quan hệ lâu dài. Tuy nhiên, đối với loại email này, bạn không nên đề cập quá nhiều đến việc bán hàng mà thay vào đó chỉ nên bày tỏ sự biết ơn vì họ đã tin chọn doanh nghiệp của bạn.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kèm theo mã giảm giá cho đợt mua hàng tiếp theo.
Mẫu email tham khảo:
Chào [Khách hàng],
Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã tin tưởng và lựa chọn sản phẩm của [Tên thương hiệu]. Chúng tôi gửi đến bạn phiếu mua hàng 10% cho lần mua kế tiếp như một lời bày tỏ sự biết ơn chân thành từ phía công ty.
Trân trọng,
[Tên của bạn]
Email bảng câu hỏi (Questionnaire Email)
Sự tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu trong việc tạo ra sự hài lòng và tăng thêm sự gắn bó. Vì vậy, việc gửi loại email về các bảng câu hỏi liên quan đến trải nghiệm sử dụng sản phẩm cũng là một cách hiệu quả để tăng mối quan hệ thân thiết giữa đôi bên.
Mẫu email tham khảo:
Chào [Khách hàng],
Chân thành cảm ơn bạn vì đã mua hàng của chúng tôi. Hy vọng rằng, [sản phẩm/dịch vụ] tại [tên thương hiệu] sẽ đáp ứng được các mong đợi của quý khách.
Để có thể cải tiến sản phẩm một cách tốt nhất, chúng tôi vẫn muốn nghe thêm một vài ý kiến từ bạn trong suốt quá trình trải nghiệm [sản phẩm/dịch vụ] tại đây. Vì vậy, vui lòng điền vào bản khảo sát sau đây và cho chúng tôi những phản hồi trung thực nhất nhé!
Chúng tôi biết thời gian của bạn rất quý giá, nhưng [tên thương hiệu] sẽ vô cùng cảm kích nếu bạn có thể dành ra 2 phút để giúp sản phẩm/dịch vụ của chúng tôi ngày một tốt hơn.
Cảm ơn,
[CHỮ KÝ]
<<Đính kèm bảng câu hỏi>>
Email xoa dịu khách hàng khi tức giận
Trong trường hợp khi doanh nghiệp gặp phải những vấn đề xoay quanh việc hiểu lầm đến mức khiến khách hàng tức giận, hãy nhanh chóng trấn an người tiêu dùng bằng cách gửi đến họ những phản hồi nhanh chóng.
Mẫu email tham khảo:
Chào [Khách hàng],
Tôi vừa đọc nhận xét của bạn trên Yelp. Thành thật xin lỗi khi đã mang đến trải nghiệm ăn uống không tốt tại nhà hàng chúng tôi bởi [tên nhà hàng] luôn muốn mang đến cho tất cả thực khách những bữa ăn tuyệt vời.
Tôi rất tiếc vì đã không suy nghĩ thấu đáo đối với trường hợp nhạy cảm thức ăn của bạn. Để khắc phục điều này, [tên nhà hàng] gửi đến bạn phiếu giảm giá cho hóa đơn kế tiếp. Hy vọng sẽ được tiếp đón quý khách một lần nữa trong thời gian gần nhất.
Cảm ơn vì đã dành thời gian cho chúng tôi,
[CHỮ KÝ]
Email phản hồi khiếu nại
Không giống như trường hợp trên, những khiếu nại, phàn nàn từ khách hàng thường có căn cứ và dựa vào những gì đã xảy ra từ phía doanh nghiệp. Trong trường hợp này, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ càng để giải quyết khủng hoảng, giữ giọng văn lịch sự và thái độ hợp tác ngay cả khi lời phàn nàn của họ khiến bạn thất vọng.
Mẫu email tham khảo:
Chào [Khách hàng],
[Tên doanh nghiệp] rất tiếc khi biết rằng [cung cấp bản tóm tắt về trải nghiệm tồi tệ của họ]. Đó là điều mà chúng tôi không bao giờ mong muốn xảy ra và chúng tôi hoàn toàn hiểu rằng nó hẳn khiến bạn bực bội như thế nào.
Chúng tôi đang ưu tiên giải quyết [vấn đề họ gặp phải với sản phẩm, công ty hoặc dịch vụ của bạn] và sẽ thông báo cho bạn ngay khi khắc phục xong.
[Tên doanh nghiệp] vô cùng cảm ơn khi bạn cho đã cho chúng tôi biết về trải nghiệm không tốt của mình. Với mong muốn đảm bảo mọi khách hàng đều hài lòng với hoạt động kinh doanh, một lần nữa [tên doanh nghiệp] vô cùng xin lỗi vì đã gây bất tiện cho bạn dưới mọi hình thức.
Vui lòng cho chúng tôi biết nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi, nhận xét hoặc mối quan tâm nào về công ty nhé!
Trân trọng,
[CHỮ KÝ]
Email theo dõi (Follow-up Email)
Việc gửi follow-up email thường xuyên sẽ khiến người nhận cảm thấy mình đang được quan tâm, cũng như cho thấy sự trân trọng khách hàng từ phía doanh nghiệp.
Mẫu email tham khảo:
Chào [Khách hàng],
[Tên doanh nghiệp] rất vui mừng vì bạn đã ghé thăm trang web của chúng tôi. Nhằm tạo ra trải nghiệm tốt nhất, nội dung này chỉ muốn đảm bảo rằng bạn đã tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm và muốn xem liệu bạn có bất kỳ câu hỏi nào cho chúng tôi không.
Nếu có, vui lòng cho tôi biết khi nào là thời điểm phù hợp để [Tên doanh nghiệp] có thể bắt đầu cuộc gọi và hướng dẫn bạn cách mà các công ty khác như [customer 1] và [customer 2] đã có được những kết quả nhất định từ sản phẩm của chúng tôi..
Hy vọng nhận được phản hồi sớm từ phía bạn.
Cảm ơn rất nhiều.
[CHỮ KÝ]
Từ chối yêu cầu đóng góp hoặc nhận tài trợ
Một khách hàng quan trọng gửi cho doanh nghiệp yêu cầu tài trợ cho một giải đấu địa phương. Sự kiện này rõ ràng là rất quan trọng đối với họ, đồng thời, đây cũng là vị khách hàng quan trọng đối với doanh nghiệp. Rất tiếc, doanh nghiệp không có ngân sách hoặc thời gian để tham gia.
Biện pháp tốt nhất trong tình huống này là tìm cách khéo léo để từ chối để bảo đảm không nên sự phật ý cho khách hàng và giúp duy trì được mối quan hệ về sau.
Mẫu email tham khảo:
Chào [Khách hàng],
[Tên doanh nghiệp] rất vinh hạnh khi nhận được lời mời tài trợ cho giải đấu lần này. Đây là một hoạt động vô cùng ý nghĩa cho sự phát triển hoạt động thể thao toàn thành phố.
Tuy nhiên, sau khi cân nhắc cùng với ban quản trị, [Tên doanh nghiệp] rất lấy làm tiếc khi không thể đồng hành của tổ chức trong thời gian tới vì buổi khởi công dự án mới của chúng tôi sẽ diễn ra cùng ngày với giải đấu.
Như một lời chúc đến [khách hàng], tập thể [tên doanh nghiệp] xin phép gửi hoa chúc mừng vào [ngày diễn ra sự kiện], hy vọng giải đấu sẽ diễn ra thành công, tốt đẹp.
Trân trọng,
[CHỮ KÝ]
Xử lý sự cố hoặc sản phẩm bị lỗi
Khi những người khác dựa vào trang web, gói phần mềm hoặc ứng dụng của doanh nghiệp để điều hành công việc kinh doanh của họ, việc những sản phẩm này bị lỗi trong quá trình hoạt động thật đáng lưu ý.
Điều này cũng đúng nếu bạn sản xuất một mặt hàng có sai sót. Khi đó, việc lên tiếng chịu trách nhiệm, đảm bảo với khách hàng rằng doanh nghiệp đang hướng tới một giải pháp hiệu quả và duy trì niềm tin của họ là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số điều cần lưu ý:
- Cá nhân hóa mọi email chăm sóc khách hàng.
- Trung thực về những gì doanh nghiệp biết và không biết.
- Cung cấp cho khách hàng một đầu mối liên hệ để biết thêm thông tin.
Cuối cùng, đừng cho khách hàng của doanh nghiệp thêm lý do để thất vọng. Hãy đảm bảo rằng email của doanh nghiệp đã được chỉnh sửa và hiệu đính chính xác.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm được nhiều thông tin hữu ích về việc sử dụng Email Marketing trong việc chăm sóc khách hàng. Tùy vào tình huống cũng như các giai đoạn mà doanh nghiệp có thể lựa chọn mẫu email phù hợp cho tệp khách hàng của mình.