Mặc dù đều là email cá nhân hoá, nhưng không phải loại nào cũng có chức năng giống nhau. Bên dưới là 3 loại cá nhân hoá thường được dùng trong email marketing, xem ngay để biết cách xây dựng chúng và trường hợp cần sử dụng các loại email này.
1. Cá nhân hoá cơ bản
Loại cá nhân hoá email marketing đầu tiên cũng là loại thường được áp dụng trong hầu hết các chiến lược tiếp thị email. Doanh nghiệp chỉ cần thực hiện một thao tác đơn giản là chèn thuộc tính liên hệ như tên người đăng ký vào dòng tiêu đề hay lời chào. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thêm vị trí thành phố, chức danh công việc, tên công ty, tên thành viên gia đình và vật nuôi,… vào tiêu đề hay nội dung để thu hút người nhận.
Email giao dịch là loại email thích hợp để áp dụng chiến lược cá nhân hoá. Doanh nghiệp hãy sử dụng tên khách hàng trong email xác nhận đơn đặt hàng, cập nhật giao hàng, đặt lại mật khẩu và các loại thông báo giao dịch khác. Bằng cách này, khách hàng vừa cảm thấy được tôn trọng, doanh nghiệp cũng tạo được ấn tượng chuyên nghiệp với họ.
Mặc dù các thương hiệu khác cũng áp dụng chiến lược này, tuy nhiên, khách hàng sẽ dễ chú ý đến email của doanh nghiệp hơn nếu được cá nhân hoá với thông điệp nổi bật, tỷ lệ mở từ đó cũng tăng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể cá nhân hóa CTA (lời kêu gọi hành động) kèm tên người đăng ký, tỷ lệ nhấp và tỷ lệ chuyển đổi chắn chắn sẽ cải thiện.
2. Cá nhân hoá theo phân khúc
Phân khúc khách hàng là loại cá nhân hóa email marketing hiệu quả mà nhiều doanh nghiệp áp dụng. Dựa trên danh sách liên hệ đã thu thập được từ người đăng ký, doanh nghiệp tiến hành phân khúc họ thành những nhóm khác nhau theo các tiêu chí: nhân khẩu học, sở thích, hành vi trên website,…nhằm xây dựng nội dung cho phù hợp với từng nhóm người đăng ký khác nhau.
Về mặt kỹ thuật, phân khúc và cá nhân hóa là hai khía cạnh riêng biệt. Tuy nhiên, quá trình phân đoạn khách hàng hỗ trợ trực tiếp cho chiến lược cá nhân hóa email hiệu quả hơn. Thông qua việc phân đoạn danh sách và cá nhân hóa kết hợp, doanh nghiệp có thể tạo nên thông điệp phù hợp với từng đối tượng, qua đó nâng cao trải nghiệm khách hàng. Danh sách liên hệ phân đoạn càng chi tiết, email doanh nghiệp càng được cá nhân hóa mạnh mẽ hơn.
3. Cá nhân hoá nâng cao
Một chiến dịch email cá nhân hoá thành công là khi người nhận mở email, họ nhận thấy rằng nó được tạo ra cho cá nhân họ. Chìa khóa để xây dựng điều này phụ thuộc vào khả năng phân tích và hiểu rõ các thông số cụ thể về hành vi người dùng trên website và tích hợp dữ liệu đó với email.
Một số ví dụ về việc cá nhân hóa trải nghiệm email từ các thương hiệu sử dụng dữ liệu người dùng và trực quan hóa dữ liệu đó trong email có thể kể đến như: Google gửi số liệu thống kê được cá nhân hoá cho nhà sáng tạo nội dung trên YouTube, người dùng Google Maps và Google Analytics hàng tháng.
4. Cá nhân hoá email kích hoạt
Không giống với các loại email khác, email kích hoạt được gửi riêng cho từng người đăng ký với nội dung cá nhân hoá dựa trên hành vi cụ thể. Doanh nghiệp có thể sử dụng công cụ tự động hoá để theo dõi hành vi người dùng trên website và gửi email kích hoạt tương ứng với thao tác của họ.
Mặc dù việc theo dõi hành trình khách hàng không đảm bảo tính riêng tư cho họ, tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy phần lớn khách hàng đều mong đợi nhận được trải nghiệm cá nhân hóa từ các thương hiệu. Vì vậy, gửi email kích hoạt dựa trên thao tác duyệt web giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng. Ví dụ, trường hợp người dùng gặp sự cố khi truy cập website, email kích hoạt có thể sẽ cung cấp nội dung hữu ích giúp họ giải đáp những thắc mắc. Khách hàng xem một số sản phẩm trên website, họ có thể nhận được email quảng cáo với thông tin khuyến mãi cho sản phẩm đó. Hay khi xem các bài viết về một chủ đề cụ thể, người đăng ký sẽ nhận được email cung cấp hướng dẫn hữu ích hoặc liên kết video có liên quan đến nội dung đang quan tâm.
5. Cá nhân hoá nội dung động trong email
Sử dụng nội dung động trong email cá nhân hoá giúp thu hút người dùng mạnh mẽ hơn. Báo cáo từ Inbox Insights (2022) cho thấy 95% người làm marketing đang hoặc sẽ sử dụng nội dung động trong email marketing của mình.
Nội dung động trong email được cá nhân hoá dựa trên dữ liệu danh sách người đăng ký, linh hoạt thay đổi theo vị trí địa lý, sở thích, lịch sử mua hàng, hành vi của họ. Doanh nghiệp có thể sử dụng nội dung động nhằm tăng tương tác với chiến dịch email, tối ưu thời gian cho khách hàng và nâng trải nghiệm mua sắm của họ.
Nếu thực hiện chiến lược cá nhân hoá email marketing đúng cách, chiến dịch tiếp thị email của doanh nghiệp sẽ thu hút được lượng tương tác lớn từ khách hàng, tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu đều được cải thiện.