Mở rộng việc kinh doanh sang thị trường nước ngoài luôn là vấn đề đáng quan tâm của mọi doanh nghiệp. Đặc biệt với các doanh nghiệp có nguồn vốn hạn chế, việc tìm kiếm các hình thức bán hàng ra nước ngoài với chi phí thấp, ít rủi ro là một thách thức lớn. Nếu doanh nghiệp vẫn chưa xác định được làm sao để bán hàng sang nước ngoài, hãy tham khảo ngay những hình thức bên dưới nhé!
1. Bán hàng trên website
Bán hàng trên website là hình thức bán hàng đơn giản, tối ưu chi phí nhất mà doanh nghiệp có thể cân nhắc. Hình thức bán hàng này hoạt động như sau: Đầu tiên, khách hàng sẽ tiến hành đặt mua sản phẩm qua website của doanh nghiệp, sau khi duyệt đơn hàng, doanh nghiệp sẽ tiến hành gửi hàng đến địa chỉ mà khách hàng đã đặt trước. Nhờ vào hệ thống vận chuyển quốc tế vô cùng tân tiến với mạng lưới toàn cầu như hiện nay, doanh nghiệp có thể gửi hàng đến gần như mọi khu vực trên thế giới.
Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp mới, việc xây dựng một website bán hàng chỉn chu sẽ không quá khó, nhưng việc quảng cáo để khách hàng tiếp cận được đến website của doanh nghiệp mới là vấn đề đáng quan tâm. Các website mới thường sẽ khó hiển thị đầu tiên khi khách hàng tìm kiếm sản phẩm trên Google, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tối ưu hóa website và các bài đăng của mình để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.
2. Bán hàng thông qua sàn thương mại điện tử
Đây là hình thức tiềm năng nhất trong số các hình thức bán hàng ra nước ngoài. Thị trường thương mại điện tử đã bùng nổ trước đại dịch COVID-19 và phát triển với tốc độ vũ bão kể từ đó. Nghiên cứu cho thấy rằng 62,5% chi tiêu trực tuyến của thế giới trong năm 2021 thu được thông qua các sàn thương mại điện tử quốc tế như Amazon và eBay. Vì vậy, doanh nghiệp có thể mở rộng việc kinh doanh ra thị trường quốc tế bằng cách lập cửa hàng trực tuyến trên các nền tảng bán hàng quốc tế phổ biến. Những nền tảng này đều sở hữu lượt tìm kiếm và lượt xem khổng lồ, điều này cho thấy đây là một thị trường béo bở để doanh nghiệp quảng cáo cửa hàng của mình.
Từ các sản phẩm chăm sóc cá nhân đến vật tư công nghiệp và đồ nội thất, hầu như bất cứ thứ gì doanh nghiệp muốn bán đều có trên các trang thương mại điện tử. Vì nhu cầu của người mua đa dạng, doanh nghiệp sẽ dễ dàng thu được một số lượng khách hàng tiềm năng thông qua cửa hàng thương mại điện tử của mình.
3. Dropshipping
Đây cũng là hình thức bán hàng đáng tham khảo trong số các hình thức bán hàng ra nước ngoài. Nếu doanh nghiệp còn gặp nhiều trở ngại về chi phí, dropshipping là một lựa chọn an toàn để doanh nghiệp cân nhắc cho kế hoạch phát triển ra nước ngoài của mình. Khi thực hiện dropshipping, doanh nghiệp sẽ không cần phải nhập hàng, lưu trữ hàng hay giao hàng. Tất cả những gì doanh nghiệp cần làm là quảng cáo sản phẩm, tiếp cận khách hàng và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm thành công.
Nói cách khác, doanh nghiệp sẽ đóng vai trò là nhà trung gian có nhiệm vụ chốt đơn hàng và thông báo cho nhà cung cấp để vận chuyển hàng đến người mua. Tuy nhiên, dựa trên thỏa thuận giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp, có thể doanh nghiệp sẽ cần thực hiện thêm một số công việc như chăm sóc khách hàng trước và sau khi đặt hàng. Ưu điểm lớn nhất của hình thức dropshipping chính là doanh nghiệp sẽ không sợ lỗ, vì doanh nghiệp không cần bỏ nguồn vốn nhập hàng như một số hình thức bán hàng khác.
4. Bán hàng order
Ngoài những lựa chọn trên, doanh nghiệp có thể tham khảo phương án cuối cùng của chúng tôi, là bán hàng order. Đối với hình thức này, doanh nghiệp sẽ cần chốt đơn đặt hàng thành công, sau đó mới nhập hàng từ nhà cung cấp/nhà sản xuất rồi vận chuyển đến khách hàng. Hình thức bán hàng order cho phép doanh nghiệp yên tâm hơn về vấn đề chi phí, vì doanh nghiệp không cần lo lắng vấn đề nhập hàng và không bán được hàng, đặc biệt đối với những đơn hàng trả trước.
Trên đây là các hình thức bán hàng ra nước ngoài với chi phí thấp, hãy tham khảo nếu doanh nghiệp cần nhé.
Xem thêm: 4 điều doanh nghiệp cần biết khi bán hàng ra nước noài