Xuyên suốt quá trình thực hiện tiếp thị qua email, doanh nghiệp nên chủ động đánh giá hiệu quả email marketing định kỳ để có thể định hướng các bước tiếp theo một cách đúng đắn. Vậy thương hiệu nên đánh giá mức hiệu quả này theo các tiêu chí nào? Hãy tiếp tục theo dõi những thông tin dưới đây để nắm bắt rõ hơn về các số liệu cần thiết.
1. Tổng lượt mở email
Việc theo dõi tổng số lượt mở email đi kèm với một số khía cạnh liên quan quanh đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt được tình trạng tiếp cận khách hàng liệu có suôn sẻ hay không, và nếu không, yếu tố nào khiến người mua hàng quyết định không mở email của doanh nghiệp. Ví dụ, nếu chỉ số thống kê tổng số lượt mở email xét theo hai yếu tố “mở email bằng thiết bị di động” và “mở email bằng máy tính bàn hoặc laptop”, doanh nghiệp sẽ nhận được các thông tin hữu ích như: khách hàng có xu hướng mở email bằng dạng thiết bị nào, nên tiếp cận khách hàng bằng cách tối ưu hóa định dạng email thiết bị di động hay không… Có thể thấy, những thông tin thu được sẽ giúp định hướng kế hoạch tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách tốt hơn vào chiến dịch email marketing tiếp theo.
2. Tỷ lệ email được mở
Để đánh giá một chiến dịch email marketing hiệu quả hay không, doanh nghiệp chắc chắn không nên bỏ qua chỉ số tỷ lệ email được mở so với tổng số được gửi đi. Nhiều chuyên gia nhận định rằng, đây có thể là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá sự tiếp cận của doanh nghiệp đối với khách hàng có đạt được hiệu quả hay không. Hơn thế nữa, nếu tỷ lệ email được mở ngày càng tăng, điều này cho thấy khách hàng đang ngày càng quan tâm đến nội dung email của doanh nghiệp, sau đó tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu sản phẩm cũng sẽ có xu hướng khả quan hơn. Để đạt được hiệu quả tối ưu, thương hiệu cần theo dõi những dạng tiêu đề và chương trình khuyến mãi nào sẽ đem lại kết quả tích cực thu hút người đọc mở email.
3. Tỷ lệ email bị từ chối
Khi đo lường mức hiệu quả của email marketing cho doanh nghiệp B2B, chỉ số tỷ lệ email bị từ chối cũng quan trọng không kém so với tỷ lệ được mở. Thông thường, khi một nội dung bị từ chối, nó sẽ tự động được chuyển vào hộp thư rác của người nhận trước khi họ đọc được nó, điều này sẽ khiến tỷ lệ tiếp cận khách hàng giảm xuống rõ rệt. Do đó, trong quá trình thực hiện email marketing, doanh nghiệp B2B cần chú ý đến lộ trình để theo dõi liệu những email này có bị chặn bởi hệ thống hay không và đưa ra cách xử lý kịp thời, tránh xảy ra tình trạng tương tự trong tương lai.
4. Tỷ lệ hủy đăng ký
Tỷ lệ hủy đăng ký email chính là chỉ số khách hàng không còn muốn để tên của họ vào danh sách email của doanh nghiệp, nếu tỷ lệ hủy đăng ký cao hơn từng ngày, chiến dịch email marketing của doanh nghiệp chắc hẳn đang đứng trước nguy cơ thất bại cao. Khi gửi đi những email marketing B2B, doanh nghiệp hãy cố gắng theo dõi tỷ lệ hủy đăng ký và nguyên nhân dẫn đến con số này, đồng thời, hãy tối thiểu hóa trường hợp này đến mức thấp nhất bằng cách lưu ý đến sở thích, mối quan tâm và ý kiến của khách hàng.
5. Tỷ lệ chuyển đổi
Nếu nhắc đến những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của một chiến dịch email, tỷ lệ chuyển đổi sẽ là chỉ số được nêu đầu tiên. Đây chính là thống kê khách hàng nhận email chuyển đổi thành những người mua hàng của doanh nghiệp, khi số liệu này càng cao chứng tỏ chiến dịch email càng hiệu quả và doanh nghiệp sẽ đạt được nhiều lợi nhuận hơn. Vì vậy, hãy theo dõi tỷ lệ chuyển đổi và tìm cách giúp con số này ở mức cao nhất có thể nhé.
Trên đây là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các chiến dịch email marketing B2B, doanh nghiệp hãy chú ý theo dõi các chỉ số này, đồng thời đưa ra phương án thay đổi kịp thời nếu cần để đạt thành công.