Để thành thạo Digital Marketing cho nhà quản lý, thì việc hiểu rõ các chỉ số đo lường hiệu quả chiến dịch là rất quan trọng. Vậy nhà quản lý cần tìm hiểu các chỉ số Digital Marketing nào?
Những điều cần biết về Digital Marketing cho nhà quản lý
1. Chỉ số email marketing
Về cơ bản, quản lý Digital Marketing trước tiên cần nắm rõ 8 chỉ số Email Marketing dưới đây.
– Open rate

Open rate (tỷ lệ mở) chính là phần trăm email được mở sau khi gửi đến người nhận, tính trên tổng số email được gửi thành công. Tỷ lệ mở có thể ảnh hưởng đến nhiều chỉ số khác như tỷ lệ nhấp, tỷ lệ phản hồi,… Để tăng tỷ lệ mở, doanh nghiệp nên tối ưu dòng tiêu đề sao cho thu hút, hấp dẫn người đọc.
– Click rate

Mỗi email sẽ chứa một số liên kết dẫn đến các trang đích. Click rate (tỷ lệ nhấp) chính là chỉ số thể hiện phần trăm người đọc nhấp vào các liên kết này, từ đó cũng thể hiện mức độ tương tác của người đọc với email của doanh nghiệp.
– Conversion rate

Tỷ lệ chuyển đổi chính là chỉ số thể hiện sự hiệu quả của thông điệp mà doanh nghiệp gửi đi. Thông điệp càng thu hút thì tỷ lệ khách hàng hành động càng cao, từ đó kéo theo tỷ lệ chuyển đổi càng cao hơn. Doanh nghiệp có thể đánh giá tỷ lệ chuyển đổi thông qua mức độ tương tác và doanh thu đạt được.
– Tỷ lệ churn

Tỷ lệ churn thể hiện số người đăng ký rời khỏi danh sách email của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh nghiệp cần giữ cho tỷ lệ churn thấp nhất có thể, vì tỷ lệ churn càng cao thì càng thể hiện thông điệp của doanh nghiệp chưa được tối ưu hiệu quả.
– Doanh thu trung bình từ email

Đây là một chỉ số khá dễ hiểu khi tìm hiểu Digital Marketing cho nhà quản lý. Chỉ số này giúp doanh nghiệp xác định được doanh thu trung bình mà mỗi email có thể đem lại cho chiến dịch. Việc theo dõi doanh thu trung bình từ Email góp phần giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả chiến dịch và điều chỉnh chiến lược kịp thời nếu cần thiết.
– Doanh thu từ email được mở

Chỉ số này có thể hiểu tương tự như doanh thu trung bình từ Email, nhưng thay vì tính doanh thu trên tổng số Email được gửi đi, chỉ số này sẽ được tính trên tổng số Email được mở. Chỉ số này cũng rất quan trọng để doanh nghiệp đánh giá hiệu suất chiến dịch.
– Doanh thu từ người đăng ký

Chỉ số này sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được doanh thu mà từng người đăng ký tạo ra trong suốt chiến dịch. Chỉ số này phụ thuộc vào giá cả sản phẩm cũng như cách doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm và thúc đẩy người đọc hành động.
– Lợi nhuận từ email

Chỉ số này giúp doanh nghiệp có cái nhìn khái quát hơn về hiệu quả từ toàn bộ chiến dịch. Doanh nghiệp sẽ cần điều chỉnh chiến lược của mình nếu chỉ số này không khả quan.
Tối ưu hoạt động Digital Marketing cho nhà quản lý từ các chỉ số trên.
2. Chỉ số website
Tương tự như Email Marketing, quản lý Digital Marketing cũng cần theo dõi các chỉ số quan trọng khi thực hiện Website Marketing.
– Traffic

Traffic chính là lưu lượng truy cập vào Website. Traffic càng cao thì chứng tỏ nội dung bài đăng càng có sức thu hút, và doanh nghiệp càng có thêm nhiều cơ hội để bán hàng thành công. Có thể nói, traffic là một trong những chỉ số quan trọng nhất đối với Website Marketing.
– Session

Session là chỉ số thể hiện người truy cập đã tương tác những gì trong một phiên truy cập. Vì vậy, chỉ số này càng cao chứng tỏ người truy cập muốn khám phá Website của doanh nghiệp nhiều hơn.
– Pageview

Chỉ số này thể hiện số lần xem trang/duyệt trang web từ người truy cập. Chỉ số pageview càng cao thì hiệu quả SEO càng cao, điều này giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện và tỷ lệ chuyển đổi nhanh chóng hơn. Để tăng pageview, doanh nghiệp cần thực hiện nghiên cứu từ khóa và tối ưu SEO và tăng trải nghiệm người dùng.
– Bounce rate

Đây luôn là một trong những chỉ số quan trọng nhất được đề cập trong cẩm nang Digital Marketing cho nhà quản lý. Bounce rate (tỷ lệ thoát) sẽ được tính trong trường hợp người truy cập chỉ truy cập vào một trang web duy nhất, sau đó thoát ra. Nếu doanh nghiệp ghi nhận tỷ lệ thoát ở một trang bất kỳ có dấu hiệu báo động, hãy xem xét và điều chỉnh nội dung trên trang.
Xem thêm: Những cách tiết kiệm chi phí trong Digital Marketing
– Time on site

Time on site chính là thời gian trang web của doanh nghiệp giữ chân được khách hàng. Chỉ số này càng cao thì chứng tỏ website của doanh nghiệp có giá trị với người đọc, khiến họ muốn ở lại lâu hơn. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ cần tối ưu lại Website của mình nếu Time On Site quá ngắn.
– Visitor

Đây là chỉ số thể hiện số người truy cập vào website của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu chỉ số này tăng nhanh trong một khoảng thời gian bất kỳ, nghĩa là bài đăng vào thời gian đó của doanh nghiệp có sự thu hút mạnh mẽ hơn những bài đăng khác.
– New visitors

Chỉ số này thể hiện số lượng người truy cập lần đầu vào website của doanh nghiệp. Chỉ số này cho thấy chiến lược tiếp cận khách hàng mới của doanh nghiệp có hiệu quả hay không.
– Returning visitors

Chỉ số này thể hiện lượt người truy cập quay lại website. Chỉ số này càng cao thì càng thể hiện nội dung website có giá trị lâu dài với người truy cập và họ muốn tìm hiểu thêm.
Nếu muốn thực hiện Digital Marketing cho nhà quản lý thành công, thì chắc chắn doanh nghiệp/nhà quản lý không nên bỏ qua những chỉ số quan trọng trên đây.
Xem thêm: Digital Marketing cho nhà quản lý - mô hình tiếp thị cần biết