Có thể nói, việc khách hàng quyết định mua hàng trong thương mại điện tử có ảnh hưởng quan trọng trong việc nghiên cứu và áp dụng các chiến lược kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp luôn cần phải thúc đẩy hành vi khách hàng để trở thành quyết định mua hàng, giúp tăng tỷ lệ mua hàng ở nhóm khách hàng đã tiếp cận. Trong trường hợp đó, bốn cách dưới đây sẽ giúp được doanh nghiệp.
1. Điều hướng sản phẩm mượt mà
Website bán hàng chính thức của doanh nghiệp nói riêng cũng như các trang bán hàng của doanh nghiệp nói chung đều cần có sự điều hướng sản phẩm mượt mà để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Trên thị trường thương mại trực tuyến, bất kỳ doanh nghiệp nào muốn thành công cũng đều cần có một sự điều hướng website, liên kết hợp lý để người mua có thể dễ dàng tìm được những thông tin, những sản phẩm mà mình cần.
Với một doanh nghiệp có sự điều hướng sản phẩm hợp lý, chỉ với số lần nhấp chuột ít nhất, người mua đã có thể tìm được đích đến mà họ cần một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất. Tất nhiên, khi điều hướng thành công, khách hàng thường sẽ đánh giá cao những trải nghiệm có được, từ đó họ sẽ muốn ở lại website lâu hơn và tăng tỷ lệ mua hàng.
2. Gợi ý những sản phẩm liên quan phù hợp
Để thúc đẩy quyết định mua hàng của khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp không chỉ phải tập trung vào những sản phẩm chính mà cũng cần chú ý đến những sản phẩm phụ có tính liên quan trong mỗi chiến dịch quảng bá sản phẩm. Với cách này, doanh nghiệp không đơn thuần hướng đến mục tiêu gia tăng doanh thu mà còn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách toàn diện hơn, giúp tăng khả năng giữ chân khách hàng trong một thời gian dài hơn.
Những ví dụ điển hình cho phương pháp này có thể kể đến các đơn vị phân phối thiết bị thông minh nổi tiếng, như Thế giới di động hoặc FPT Shop. Theo khảo sát, phần lớn người tiêu dùng đều có xu hướng mua thêm những sản phẩm hỗ trợ như miếng dán bảo vệ màn hình hoặc tai nghe mỗi khi chọn mua một chiếc điện thoại thông minh, laptop hoặc máy tính bảng. Nhờ vậy, những sản phẩm tưởng chừng như không được quan tâm như miếng dán màn hình đều được thúc đẩy doanh số một cách thành công, đem lại lợi nhuận không hề nhỏ cho doanh nghiệp.
3. Hỗ trợ và hướng dẫn khách hàng 24/7
Nếu muốn hướng đến sự hài lòng và lợi nhuận có được từ khách hàng, doanh nghiệp cần phải đặt những lợi ích mà khách hàng nhận được lên hàng đầu. Để làm được việc này, doanh nghiệp phải luôn chú trọng vào vấn đề chăm sóc khách hàng cũng như hỗ trợ khách hàng 24/7.
Trên thị trường kinh doanh thương mại điện tử hiện nay, chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng luôn là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến sự đánh giá cũng như quyết định mua sản phẩm của người tiêu dùng. Vì vậy, việc hỗ trợ và hướng dẫn khách hàng luôn cần sự tận tâm và trách nhiệm của nhân viên doanh nghiệp. Tốt hơn hết, doanh nghiệp cần đào tạo nhân viên một cách bài bản và chuyên nghiệp để sẵn sàng cho mọi tình huống cần thiết khi hỗ trợ và hướng dẫn khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên bố trí chatbot để trực ngoài giờ nhằm cung cấp hỗ trợ liền mạch ở bất cứ khung giờ nào.
4. Chèn thêm video giới thiệu và đánh giá sản phẩm
Trong thời đại số, việc giới thiệu và đánh giá sản phẩm trực tuyến không còn là vấn đề khó khăn. Tất cả những gì doanh nghiệp cần làm là tận dụng điều đó để gây dựng sự uy tín, tin cậy cho mình. Theo nhiều ý kiến của một bộ phận người tiêu dùng, họ thường cảm thấy những đánh giá và giới thiệu về sản phẩm từ người dùng trước sẽ có độ tin cậy cao hơn so với một số quảng cáo từ doanh nghiệp.
Với những phương pháp trên, doanh nghiệp thương mại điện tử có thể trở nên chuyên nghiệp trong việc thúc đẩy lượt mua sắm của khách hàng. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng thu được lợi nhuận từ người dùng của mình.