Để kéo dài mối quan hệ với khách hàng, doanh nghiệp không nên kết thúc chiến dịch Email Marketing của mình sau khi giao hàng thành công. Thay vào đó, đây là lúc doanh nghiệp cần sử dụng email sau mua hàng. Cũng như bất kỳ chiến dịch email nào khác, để đạt được hiệu quả tối ưu khi sử dụng email sau mua hàng, doanh nghiệp sẽ cần tham khảo những bí quyết dưới đây cho chiến dịch của mình.
1. Thể hiện sự biết ơn chân thành
Việc gửi đến khách hàng một email cảm ơn sau mỗi đơn hàng thành công luôn là điều cần thiết mà doanh nghiệp nên thực hiện. Đây không chỉ là lời cảm ơn đơn thuần, mà chính là cơ hội để doanh nghiệp thể hiện sự biết ơn chân thành với sự ủng hộ của khách hàng. Vì vậy, đối với email cảm ơn, doanh nghiệp cần sử dụng văn phong trân trọng, gần gũi tự nhiên để tạo sự thoải mái cho người nhận nhưng vẫn giữ được sự tôn trọng cần thiết. Một bức thư cảm ơn sau mua hàng sẽ tăng giá trị thiện cảm của khách hàng đối với doanh nghiệp, giúp họ biết đây không chỉ là mối quan hệ thương mại, mà doanh nghiệp thật sự để tâm đến khách hàng của mình. Trong email này, doanh nghiệp có thể đính kèm mã ưu đãi, mã giảm giá áp dụng cho lần mua hàng tiếp theo. Bằng cách này, khách hàng vừa nhận được lời cảm ơn thiết thực hơn, đồng thời doanh nghiệp cũng thành công khuyến khích khách hàng thực hiện đơn hàng tiếp theo.
2. Phân đoạn khách hàng để gửi đi thông điệp phù hợp
Thực hiện Email Marketing không phải gửi một thông điệp cho tất cả khách hàng, vì mọi khách hàng đều không giống nhau. Vì vậy, việc gửi một email sau mua hàng với nội dung quá chung chung sẽ dễ dàng bị khách hàng của doanh nghiệp bỏ qua. Để thu hút nhiều khách hàng hơn, doanh nghiệp chắc chắn nên sử dụng tính năng phân đoạn để gửi các email có liên quan.
Phân đoạn khách hàng giúp tăng cường xây dựng mối quan hệ giữa hai phía, đồng thời giúp doanh nghiệp có cơ hội giao tiếp hiệu quả hơn với người tiêu dùng. Ví dụ, một ngày lễ lớn sắp đến gần, và thay vì chỉ gửi một lời chúc mừng chung đến tất cả các khách hàng, việc phân đoạn theo vị trí sẽ giúp doanh nghiệp có thể điều chỉnh email của mình để đề cập đến các lễ hội lân cận đang diễn ra trong khu vực của từng nhóm khách hàng khác nhau., điều này sẽ đem lại kết quả tốt hơn và có giá trị hơn cho mỗi email được gửi đi. Có thể nói, phân đoạn khách hàng là tâm điểm để tối ưu tính cá nhân hóa trải nghiệm sau khi mua hàng của khách hàng, nhờ đó, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng xây dựng các mối quan hệ tốt hơn.
3. Đánh giá tần suất gửi email
Khi thực hiện Post-purchase Email, việc xác định tần suất email phù hợp cho các nhóm khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp nhận định được khi nào nên tương tác và khi nào nên để khách hàng của mình có không gian riêng. Việc gửi nhiều email trong một khoảng thời gian ngắn có thể khiến người đăng ký của doanh nghiệp cảm thấy mệt mỏi khi nhận email. Điều này sẽ dẫn đến việc khách hàng lựa chọn bỏ qua và xóa email của doanh nghiệp, hoặc tệ hơn là hủy đăng ký khỏi danh sách nhận email từ doanh nghiệp. Để tránh trường hợp này, doanh nghiệp cần thường xuyên kiểm tra tỷ lệ mở, nhấp và hủy đăng ký để phát hiện các biến động đáng chú ý trong chiến dịch của mình, từ đó điều chỉnh tần suất phù hợp hơn với các nhóm khách hàng khác nhau.
4. Chạy thử nghiệm để tối ưu hóa chiến dịch
Chạy các bài kiểm tra định kỳ để tối ưu hóa các chiến dịch email không chỉ là một phương thức kinh doanh tuyệt vời mà còn là một quá trình thiết yếu để tìm hiểu những thông điệp email nào phù hợp với khách hàng của doanh nghiệp. Ngoài ra, nhờ đánh giá kết quả chạy thử nghiệm, doanh nghiệp có thể xác định những thay đổi trong hành vi của khách hàng và điều chỉnh các chiến dịch của mình sao cho phù hợp.
Với những bí quyết trên, quá trình thực hiện chiến dịch Post-purchase Email của doanh nghiệp chắc chắn sẽ cải thiện đáng kể.