Bí Quyết Lựa Chọn Đúng Kênh Để Kinh Doanh Thương Mại Điện Tử

Theo xu hướng giao dịch, kinh doanh trực tuyến đang vô cùng phát triển, các kênh thương mại điện tử cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cũng như lợi nhuận tối đa khi kinh doanh online, doanh nghiệp và chủ cửa hàng trực tuyến cần lựa chọn nền tảng kinh doanh phù hợp cho quá trình quảng bá, buôn bán sản phẩm của thương hiệu mình. 

Sơ lược về các kênh kinh doanh thương mại điện tử

Dropshipping & hàng order

Dropshipping & hàng order

Dropshipping là mô hình kinh doanh trực tuyến mà người bán không cần bỏ nguồn vốn để nhập hàng. Với hình thức này, công việc chính của người bán là quảng bá sản phẩm và tìm kiếm khách hàng, sau đó, chính nhà sản xuất sẽ thực hiện việc vận chuyển đến tận tay người tiêu dùng. Tóm lại, với dropshipping, người bán sẽ không cần phải lo việc nhập hàng và vận chuyển nên chi phí không cao, phù hợp với cá nhân hay doanh nghiệp có vốn ít.

Với phương thức kinh doanh này, nền tảng thương mại điện tử Shopify chắc chắn sẽ là một trong những phương án tối ưu nhất dành cho doanh nghiệp nhờ những ưu điểm nổi bật đến từ nền tảng này. Shopify có giao diện trực quan, dễ sử dụng cùng mẫu website chuyên nghiệp và nhiều theme miễn phí đẹp mắt. Ngoài ra, hệ thống email tự động gửi khách hàng và đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp 24/7 cũng là điểm cộng khiến Shopify được ưa chuộng.

Hàng customized 

Hàng customized 

Hàng customized là bất cứ sản phẩm nào được thay đổi dựa trên mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Trước đây, các sản phẩm customized thường được giới hạn trên một số sản phẩm như quà tặng hay sản phẩm tiếp thị. Hiện tại, ngày càng có nhiều người dùng mong muốn cá nhân hóa các sản phẩm mà mình sở hữu, nên việc kinh doanh hàng customized cũng phát triển hơn.

Được đánh giá là một trong những kênh thương mại điện tử hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh hàng handmade/customized, Etsy đem lại cho người dùng cũng như các chủ cửa hàng thương mại nhiều chế độ hỗ trợ tuyệt vời cho việc kinh doanh như chi phí thấp, trợ giá vận chuyển và thuận tiện hơn trong khâu thanh toán…

Bán sỉ/phân phối

Bán sỉ/phân phối

Thương mại điện tử theo hình thức bán sỉ là mô hình kinh doanh online B2B (giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp). Theo đó, thay vì bán từng sản phẩm riêng lẻ cho người tiêu dùng cuối cùng, doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm theo số lượng lớn với mức chiết khấu hợp lý cho doanh nghiệp hay cá nhân bán buôn. Về cơ bản, kênh thương mại điện tử dạng này là một hình thức trung gian giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ.

Điển hình như Alibaba, một trong những trang thương mại điện tử bán sỉ uy tín nhất. Đây là trang được nhiều doanh nghiệp hay chủ shop tìm đến và chọn nhập hàng về. Alibaba có rất nhiều mặt hàng đến từ nhiều thương hiệu khác nhau, từ đồ điện tử, linh kiện, phụ tùng ô tô, xe máy cho đến các mặt hàng thực phẩm, đồ gia dụng, thời trang hay mỹ phẩm. Đặc biệt, giao diện của Alibaba có hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh nên khách hàng sẽ dễ dàng nhận biết sản phẩm và chọn mua đúng ý nhất. 

Bán lẻ

Bán lẻ

Thương mại điện tử theo hình thức bán lẻ là loại hình thường thấy nhất, tức là các kênh bán lẻ sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng thông qua môi trường internet. Với loại hình này, người tiêu dùng có thể trực tiếp chọn sản phẩm mình muốn thông qua các website thương mại điện tử một cách đơn giản và dễ dàng. Các trang web như Amazon là một ví dụ điển hình cho thương mại điện tử bán lẻ.

Luôn nằm trong top đầu những kênh bán lẻ lớn nhất thế giới, Amazon thu hút người tiêu dùng nhờ vào hàng hóa đa dạng từ khắp nơi trên thế giới và chất lượng được đảm bảo. Số lượng người bán và người mua trên nền tảng này là cực kỳ lớn và không bị giới hạn trong phạm vi của quốc gia hay châu lục nào, mà hoạt động trên toàn thế giới. Ngoài các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, người dùng còn có thể dễ dàng tìm thấy danh sách sản phẩm được đề xuất, giúp trải nghiệm mua hàng trở nên thuận tiện và đơn giản hơn.

Tiêu chí cần có ở một kênh kinh doanh thương mại điện tử

Tiêu chí cần có ở một kênh kinh doanh thương mại điện tử

Để đạt được những hiệu quả như mong đợi trong quá trình kinh doanh, chủ cửa hàng/doanh nghiệp cần khéo léo và cân nhắc kỹ lưỡng các vấn đề sau đây nếu muốn tìm được kênh thương mại điện tử phù hợp và đem lại lợi ích tối ưu nhất đối với thương hiệu.

Sản phẩm kinh doanh

Đối với những mặt hàng phổ biến như đồ ăn, quần áo, hàng gia dụng…,đa số đều sẽ được cho phép kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử phổ biến. Tuy nhiên, một số kênh thương mại điện tử sẽ có những ngành hàng thế mạnh riêng nên sẽ thu hút được đúng đối tượng khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp, nhờ vậy việc kinh doanh sẽ thuận lợi hơn. Ngoài ra, mỗi sàn cũng có những quy định riêng cho các loại sản phẩm được bày bán, nên người dùng cần tìm hiểu thật kỹ về đặc điểm, điều khoản cũng như đánh giá của khách hàng về từng kênh thương mại điện tử để chọn được kênh thực sự phù hợp với loại hình sản phẩm mình kinh doanh.

Mô hình kinh doanh

Mô hình kinh doanh

Mô hình kinh doanh Affiliate, mô hình kinh doanh cộng tác viên, mô hình kinh doanh truyền thống, mô hình kinh doanh thông qua quảng cáo… đều là những mô hình phổ biến mà nhiều doanh nghiệp áp dụng. Mỗi kênh thương mại điện tử đều có độ phù hợp nhất định với từng mô hình kinh doanh khác nhau. Do đó, doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng mô hình kinh doanh của mình với đặc điểm của của từng sàn thương mại điện tử để chọn ra những kênh thực sự tương thích, có như vậy mới đem lại hiệu quả về lâu dài.

Mức chiết khấu dành cho người bán

Mức chiết khấu dành cho người bán

Đây được xem là một trong những yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi kinh doanh thương mại điện tử mà người bán cần quan tâm. Dù cho cùng một loại hình kinh doanh, nhưng mỗi kênh thương mại điện tử lại có những mức chiết khấu cũng như chính sách ưu đãi riêng biệt dành cho người bán. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp hay cá nhân kinh doanh rất cần xem xét đến yếu tố này, sau đó cân nhắc và so sánh giữa nhiều kênh thương mại điện tử hiện tại và quyết định chọn kênh có mức chiết khấu phù hợp nhất.

Bảo mật thông tin

Bảo mật thông tin

Vấn đề rò rỉ thông tin ở các trang bán hàng online không phải là hiếm. Trên thế giới, không ít lần các trang mạng đã gặp phải sự tấn công của tin tặc và chịu nhiều tổn thất. Tổn thất với doanh nghiệp thường là bị đánh cắp dữ liệu, gây hậu quả xấu cho việc kinh doanh và suy giảm uy tín với khách hàng của mình. Với khách hàng, tổn thất có thể gây thất thoát tiền trong thẻ của họ và lộ thông tin cá nhân. Chính vì những hậu quả này mà việc bảo mật thông tin của trang là vấn đề cực kỳ quan trọng mà doanh nghiệp hay cá nhân nào cũng phải quan tâm đầu tiên.

Tốc độ phản hồi trang

Tốc độ phản hồi trang

Một kênh thương mại điện tử có tốc độ phản hồi chậm hay thường xuyên bị treo sẽ gây ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm của khách hàng khá nhiều. Do đó, trước khi bắt tay vào lĩnh vực này, doanh nghiệp cần tìm hiểu đâu là sàn kinh doanh online có tốc độ phản hồi tốt, ít xảy ra các sự cố sập trang. Nếu làm hài lòng người tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ có thể giữ chân được họ.

Nên chọn sàn thương mại điện tử nào khi bước chân vào kinh doanh online? Trước tiên, doanh nghiệp cần tìm hiểu thật kỹ từng loại hình kinh doanh thương mại điện tử và xem xét các bí quyết trong bài nhé!