Bán hàng ra nước ngoài là gì? Tại sao bán hàng e-commerce ra nước ngoài là xu hướng tất yếu? Các doanh nghiệp phải thực hiện như thế nào để mở rộng thị trường kinh doanh quốc tế hiệu quả? Tất cả những thông tin về bán hàng ra nước ngoài qua e-commerce, từ định nghĩa đến cách thức thực hiện đều được chia sẻ qua bài viết sau
1. Bán hàng ra nước ngoài qua e-commerce là gì?
Bán hàng ra nước ngoài qua e-commerce là hoạt động kinh doanh bán hàng được thực hiện thông qua các nền tảng thương mại điện tử trực tuyến như Amazon, eBay, Alibaba, Lazada, Shopee, hay các trang web bán hàng trực tuyến khác. Đây là câu trả lời ngắn gọn nhất để giải đáp câu hỏi “bán hàng ra nước ngoài là gì?”
2. Các phương thức bán hàng e-commerce hiệu quả
5 phương thức bán hàng quốc tế thông qua sàn thương mại điện tử đã giúp cho hàng nghìn doanh nghiệp tháo gỡ được câu hỏi: bán hàng ra nước ngoài như thế nào và bằng các phương thức nào. Doanh nghiệp có thể tham khảo thông tin dưới đây để lựa chọn phương thức phù hợp với mô hình kinh doanh của mình nhé.
Dropshipping
Dropshipping là một trong những phương thức bán hàng thông dụng hàng đầu. Đúng như tên gọi, phương thức này có thể được hiểu đơn giản là “bán hàng nhưng không thực hiện khâu vận chuyển”.
Khi áp dụng phương thức bán hàng này, doanh nghiệp sẽ đóng vai trò quảng bá sản phẩm, tư vấn khách hàng và chốt đơn hàng. Doanh nghiệp sẽ không cần mua hoặc tồn kho sản phẩm, do đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể bắt đầu hình thức này với số tiền đầu tư rất nhỏ, hoặc thậm chí là bằng 0.
White Label
Phương thức bán hàng White Label chính là cách doanh nghiệp đặt hàng nhà sản xuất một số lượng sản phẩm lớn, sau đó doanh nghiệp gắn thông tin về nhãn hàng của mình trên bao bì sản phẩm. Áp dụng hình thức này, doanh nghiệp sẽ không tốn chi phí sản xuất, tồn kho và lưu trữ hàng.
Tuy nhiên, một nhà sản xuất có thể cung cấp cùng một loại sản phẩm cho nhiều thương hiệu khác nhau. Thuật ngữ này có thể hiểu đơn giản là “nhãn trắng”, cho phép thương hiệu tùy chỉnh tên hoặc dấu ấn thương hiệu trên sản phẩm, giúp xây dựng thương hiệu dễ dàng hơn.
Private Label
Tương tự như White Label, khi thực hiện Private Label, doanh nghiệp sẽ cần đặt hàng một số lượng lớn sản phẩm từ bên thứ 3, tức nhà sản xuất. Sau đó, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh thông tin thương hiệu trên nhãn mác sản phẩm.
Nhưng khác với White Label, đối với Private Label, một nhà sản xuất chỉ được cung cấp sản phẩm đó cho một thương hiệu duy nhất, tạo tính đặc quyền về sản phẩm này. Hình thức này cũng không đòi hỏi chi phí sản xuất, trữ hàng tồn kho nên doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí nhất định.
Wholesaling
Đối với hình thức này, doanh nghiệp sẽ đóng vai trò người trung gian, thực hiện nhập hàng số lượng lớn từ các nhà sản xuất, nhà phân phối để bán lại cho các đơn vị bán lẻ. Hình thức này giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tạo mạng lưới khách hàng thân thiết và mở rộng kinh doanh.
Ưu điểm của hình thức này là doanh nghiệp không cần đầu tư chi phí marketing và chăm sóc khách hàng, vì hệ thống bán lẻ đã tập trung làm tốt khâu trên. Đồng thời, doanh nghiệp có cơ hội mở rộng quy mô kinh doanh, vì nhập hàng số lượng lớn nên dễ cung cấp sản phẩm mới mức giá cạnh tranh ra thị trường hơn.
Subscription service
Đây là một hình thức bán hàng dựa trên lượt đăng ký của khách hàng. Khi khách hàng nhấn nút đăng ký, họ sẽ được hưởng những quyền lợi đặc quyền đến từ doanh nghiệp định kỳ. Hình thức này phù hợp với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ diễn ra theo chu trình, ví dụ như chăm sóc da, làm đẹp,… Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tạo các gói dịch vụ theo chu trình, giúp tối đa lợi nhuận dễ dàng hơn.
3. Nền tảng bán hàng e-commerce không đòi hỏi vốn cao
Sau khi tìm hiểu định nghĩa bán hàng ra nước ngoài là gì cũng như phương thức bán hàng phù hợp, việc lựa chọn nền tảng bán hàng e-commerce không đòi hỏi vốn cao chính là yếu tố quan trọng tiếp theo giúp doanh nghiệp thực hiện giao dịch một cách hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu những lựa chọn dưới đây.
Shopify
Shopify giúp doanh nghiệp dễ dàng thiết lập và vận hành mà không cần kỹ năng công nghệ hoặc ngân sách lớn. Theo thống kê của Shopify, nền tảng này đã hỗ trợ hơn một triệu doanh nghiệp và được biết đến với chi phí bán hàng rất phải chăng tính đến nay.
Amazon
Amazon cung cấp cho người dùng nhiều gói đăng ký với mức chi phí khác nhau, điều này giúp doanh nghiệp hoàn toàn có thể mở một cửa hàng trực tuyến với nguồn vốn nhỏ. Nhưng lợi ích mà Amazon đem lại không hề nhỏ, khi cho phép người dùng tham gia vào mạng lưới bán hàng quốc tế, tiếp cận được số lượng lớn khách hàng mỗi ngày và tăng khả năng bán hàng thành công.
eBay
Tương tự như Amazon, eBay là một trong những trang web tốt nhất để bán hàng trực tuyến. Ebay tính phí niêm yết không hoàn lại cho mỗi sản phẩm, điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng tính toán lợi nhuận đạt được trên mỗi sản phẩm. Bên cạnh đó, với nền tảng eBay, doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm đến số lượng lớn người dùng trên toàn cầu, giúp tăng khả năng bán hàng thành công và tối đa doanh thu đạt được.
Bonanza
Bonanza là một nền tảng không tính phí để liệt kê các sản phẩm trên trang web của doanh nghiệp. Nền tảng này chỉ chiếm một tỷ lệ phần trăm nhỏ trong giá bán cuối cùng của doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp bán sản phẩm.
4. Bí quyết bán hàng e-commerce từ Việt Nam sang nước ngoài
Sau khi trả lời cho câu hỏi bán hàng ra nước ngoài là gì, doanh nghiệp có thể tiếp tục tìm hiểu nhiều thông tin hữu ích hơn về cách thức bán hàng ra nước ngoài. Điều này giúp doanh nghiệp liên kết sử dụng và tối ưu thông tin dễ dàng để tăng hiệu quả khi thực hiện chiến dịch bán hàng. Dưới đây là 5 bí quyết sẽ giúp doanh nghiệp bán hàng hiệu quả hơn:
Tạo một trang web đẹp
Doanh nghiệp nên tập trung vào khâu thiết kế trang web. Ví dụ, doanh nghiệp có thể nghiên cứu thiết kế website chuẩn UI/UX. Đây là một trang web được thiết kế với mục đích tạo ra trải nghiệm người dùng tốt nhất có thể. UI/UX là viết tắt của hai khái niệm User Interface (giao diện người dùng) và User Experience (trải nghiệm người dùng). Một thiết kế website chuẩn UI/UX sẽ cung cấp những gì khách hàng cần một cách nhanh chóng và đơn giản, giúp doanh nghiệp tạo ấn tượng tốt và thu hút khách hàng.
Phát triển nội dung thu hút người dùng
Việc phát triển nội dung là một trong những cách tốt nhất để tăng lượng truy cập vào trang web của doanh nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp có thể triển khai nhiều dạng nội dung khác nhau để thu hút người dùng, tiêu biểu như: Nội dung đã được cá nhân hóa cho từng nhóm đối tượng cụ thể, nội dung cung cấp thông tin hữu ích và quyền lợi cho khách hàng, hoặc nội dung đánh vào vấn đề mà họ đang băn khoăn,…
Tối ưu hóa trang web và công cụ tìm kiếm (SEO)
SEO giúp tăng khả năng tìm thấy sản phẩm trên các công cụ tìm kiếm. Với cách sử dụng từ khóa phù hợp và nội dung đáng tin cậy, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa trang web của mình để hiển thị trên kết quả tìm kiếm của khách hàng. Điều này giúp sản phẩm được tìm thấy và thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Sử dụng phương tiện truyền thông
Doanh nghiệp nên xây dựng nội dung và phát triển sản phẩm trên các phương tiện truyền thông. Theo nghiên cứu của Shopify, phương tiện truyền thông xã hội ví dụ như Facebook và Instagram, sở hữu hàng tỷ người dùng mỗi ngày. Do đó, thay vì chạy quảng cáo trên các kênh truyền thông truyền thống, thương hiệu có thể sử dụng mạng xã hội để tương tác trực tiếp với khách hàng tiềm năng và tăng cơ hội để tiếp cận nhóm khách hàng mới.
Tiếp thị lại cho người dùng từng theo dõi sản phẩm doanh nghiệp
Tiếp thị lại là một chiến thuật cho phép doanh nghiệp hiển thị quảng cáo cho người dùng đã truy cập trang web trước đó. Đây là một trong những chiến thuật thương mại điện tử hiệu quả vì có thể giúp doanh nghiệp tái tương tác lại với nhóm khách hàng cũ, mang đến cho họ thêm cơ hội để mua sản phẩm và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Bài viết đã giải đáp cho câu hỏi “bán hàng ra nước ngoài là gì?” cũng như đề xuất các phương thức giúp doanh nghiệp bán hàng hiệu quả. Hy vọng doanh nghiệp có thêm gợi ý và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp.