7 nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp kinh doanh trên Shopify thất bại

Việc bán hàng trên Shopify có thể mang lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp vì nền tảng này sở hữu số lượng người dùng lớn và giao diện mua – bán đơn giản. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng thành công nếu không biết những nguyên nhân sau. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích 7 vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp kinh doanh trên Shopify thất bại và đưa ra các giải pháp để khắc phục những sai lầm này.

Thất bại khi kinh doanh trên shopify

Chiến thuật tiếp thị lỗi thời

Xu hướng tìm kiếm sản phẩm và mua hàng của khách hàng tiềm năng có thể thay đổi liên tục, vì vậy, việc áp dụng các chiến thuật tiếp thị lỗi thời có thể khiến doanh nghiệp thất bại trên Shopify. 

Để cải thiện tình trạng này, doanh nghiệp cần có một trang web được thiết kế tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO), xây dựng các trang mạng xã hội và sử dụng nhiều kênh tiếp thị khác nhau như email marketing và quảng cáo trả tiền. 

Việc cập nhật và thích ứng với các xu hướng tiếp thị mới mỗi ngày để không bị tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh cũng là điều cần lưu ý khi lên chiến lược tiếp thị cho thương hiệu

Lỗi tối ưu hoá đa thiết bị

Người mua hàng có thể truy cập Shopify trên nhiều loại thiết bị khác nhau, và doanh nghiệp có thể mất đi một lượng lớn khách hàng tiềm năng chỉ vì họ không thể truy cập cửa hàng Shopify trên thiết bị di động của họ. 

Do đó, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng cửa hàng Shopify được tối ưu hóa hiển thị trên tất cả các thiết bị di động. Doanh nghiệp nên thiết kế trang web với định dạng phù hợp với nhiều thiết bị khác nhau sẽ, giúp tăng khả năng điều hướng dễ dàng và tăng tốc độ tải trang nhanh hơn. 

Trải nghiệm người dùng kém

Trải nghiệm người dùng kém là kẻ thù số một khiến doanh nghiệp bán hàng trên Shopify không thu hút được nhiều khách hàng mới hoặc giữ chân được khách hàng hiện có. 

Để tránh đẩy khách hàng ra xa, doanh nghiệp hãy đảm bảo rằng cửa hàng Shopify của mình có khả năng điều hướng chính xác và hiển thị tốt trên nhiều thiết bị khác nhau. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên cung cấp cho khách hàng những thông tin hữu ích và dễ hiểu để họ có thể dễ dàng tìm thấy sản phẩm mà họ muốn mua. Đây là cách cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng khả năng giữ chân họ.

Upsell, cross-sell và sản phẩm gợi ý

Việc thiếu các kỹ thuật Upsell, Cross sell và gợi ý sản phẩm có thể khiến khách hàng rời khỏi cửa hàng vì họ không tìm thấy sản phẩm phù hợp với nhu cầu mua hàng hoặc không nhận được giá “hời” khi phải mua nhiều sản phẩm với giá gốc. 

Để giữ chân khách hàng, doanh nghiệp hãy thêm tất cả sản phẩm mới và sản phẩm có sẵn vào cửa hàng và cập nhật danh sách sản phẩm thường xuyên. Hãy sử dụng các chiến lược Upsell, Cross sell và Downsell để thu hút khách hàng, sau đó khuyến khích họ mua thêm các sản phẩm liên quan với nhau.

Upsell, cross-sell và sản phẩm gợi ý

Doanh nghiệp có thể sử dụng cross-sell và up-sell để giữ chân khách hàng

Không chú trọng vào hình ảnh

Bên cạnh nội dung, hình ảnh cũng là yếu tố quan trọng để truyền tải thông điệp sản phẩm và thu hút sự chú ý của khách hàng. Vì vậy, việc sử dụng hình ảnh chất lượng kém hoặc không liên quan đến sản phẩm sẽ khiến trải nghiệm khách hàng tệ hơn. 

Đầu tư vào thiết kế, hình ảnh chất lượng cao, bắt mắt, truyền tải đúng thông điệp về sản phẩm sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể trong việc giữ chân khách hàng.

Thiếu sự chứng thực

Việc không hoạt động thường xuyên trên các mạng xã hội có thể khiến doanh nghiệp mất đi sự tin tưởng từ khách hàng. 

Vì vậy, doanh nghiệp bán hàng trên Shopify hãy chủ động chia sẻ những đánh giá tích cực của khách hàng hoặc thông tin có giá trị cho người đọc trên các nền tảng mạng xã hội. Điều này giúp tăng tương tác và cải thiện mức độ uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng, từ đó thúc đẩy họ mua hàng dễ dàng hơn.

Thiếu sự chứng thực

Starbuck chủ động tương tác với feedback của khách hàng để tăng độ tin cậy

Không cá nhân hóa Email Marketing

Hiện nay, phần lớn người mua hàng đều tìm kiếm các thông điệp mang tính “độc nhất” để đáp ứng nhu cầu riêng của mình. Vì vậy, nếu doanh nghiệp không cá nhân hoá email marketing, thì đây có thể là lý do khiến doanh nghiệp mất đi cơ hội thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. 

Hãy phân loại danh sách email của doanh nghiệp và chạy chiến dịch email marketing với các thông điệp cá nhân hoá để cải thiện kết quả chiến dịch. 

Việc kinh doanh trên Shopify không phải lúc nào cũng đem lại thành công. Nhưng bằng cách nhận biết và vượt qua 7 nguyên nhân trên, doanh nghiệp sẽ củng cố hơn khả năng tận dụng toàn bộ tiềm năng và cơ hội để bán hàng trên Shopify thành công.