5 cách giúp doanh nghiệp thanh lọc danh sách email khách hàng

Danh sách email không “sạch” là một trong những nguyên nhân làm cho chiến dịch email marketing hoạt động kém hiệu quả. Danh sách email khách hàng được tối ưu hoá sẽ giúp doanh nghiệp duy trì độ tương tác ở mức cao, đồng thời hạn chế tỷ lệ hủy đăng ký. Để làm được điều này, hãy cùng khám phá 5 cách thanh lọc danh sách email dưới đây nhé.

1. Phân loại đối tượng đăng ký

Vì sao doanh nghiệp cần phân loại các đối tượng đăng ký email của mình? Người đăng ký danh sách email của doanh nghiệp có thể khác nhau về độ tuổi, vị trí địa lý, sở thích mua sắm hay nhu cầu mua hàng. Điều này có nghĩa là, những người đăng ký khác nhau sẽ nhắm đến những thông tin khác nhau. Do đó, doanh nghiệp không thể gửi cùng một thông điệp đến tất cả người đăng ký của mình. Đây là lúc doanh nghiệp cần phân loại đối tượng đăng ký thành nhiều nhóm khác nhau. Sau đó, doanh nghiệp mới có thể xác định được đâu là nội dung phù hợp để gửi đến từng nhóm người đăng ký của mình.

Trên thực tế, có rất nhiều cách phân loại khách hàng, nhưng đây được coi là những cách phổ biến và thường gặp nhất:

Phân loại theo chu kỳ mua hàng

Có một số khách hàng chỉ tìm đến cửa hàng của doanh nghiệp theo những chu kỳ nhất định, có thể là hàng tuần, hàng tháng, hàng quý hay hàng năm. Hoặc có thể, một nhóm khách hàng khác chỉ đến vào những mùa cao điểm, ví dụ: Vào mùa nhập học, nhóm khách hàng có con nhỏ thường sẽ tìm đến cửa hàng của doanh nghiệp để mua cặp sách hoặc đồng phục. Theo đó, doanh nghiệp cần phân loại được các nhóm khách hàng khác nhau mà mình đang nhắm đến, từ đó mới có thể dễ dàng hơn trong việc vạch ra chiến lược tiếp thị qua email với tần suất phù hợp.

Phân loại theo chu kỳ mua hàng

Phân loại theo độ tuổi

Một khách hàng ở độ tuổi 20 sẽ có những mối quan tâm khác nhau so với một khách hàng ở độ tuổi 50. Vì vậy, cách phân loại khách hàng theo độ tuổi sẽ luôn đem đến kết quả khả quan cho chiến dịch của doanh nghiệp. Bên cạnh việc phân loại, khi gửi email đến những đối tượng có độ tuổi khác nhau, doanh nghiệp cũng cần điều chỉnh giọng văn sao cho phù hợp để tiếp cận họ được hiệu quả nhất.

Phân loại theo độ tuổi

Phân loại theo tâm lý mua hàng

Với những nhu cầu khác nhau, khách hàng thường sẽ có 4 nhu cầu phổ biến như sau:

  • Thích trải nghiệm sản phẩm mới: Nhóm khách hàng này luôn thích chạy theo xu hướng, sở hữu những sản phẩm mới và độc đáo. Đây là nhóm được đánh giá là nhóm dễ khai thác nhất. Để chinh phục nhóm này, doanh nghiệp cần thường xuyên thay đổi/tạo ra sản phẩm mới phù hợp với trào lưu hoặc đầu tư vào một số dịch vụ trải nghiệm hấp dẫn, thú vị. 
  • Ưa chuộng hình thức: Nhóm khách hàng này đặc biệt quan tâm đến hình thức sản phẩm (bao bì, kiểu dáng, đóng gói,…). Họ sẵn sàng chi trả cho một sản phẩm có kiểu dáng tinh tế hay bao bì sang trọng, miễn là nó phù hợp với sở thích của họ. Do đó để đáp ứng nhu cầu của nhóm đối tượng này, doanh nghiệp cần phân tích kỹ thị hiếu, sở thích mua hàng của họ để tạo ra những sản phẩm phù hợp.
  • Quan tâm đến khuyến mãi: Nhóm này gồm những khách hàng chính mà doanh nghiệp cần tập trung khi muốn thúc đẩy tiêu thụ cho sản phẩm khó bán, tồn kho hay ít người sử dụng. Đối với nhóm này, yếu tố về giá cả và các dịch vụ khuyến mãi khác sẽ được ưu tiên chú trọng.
  • Thái độ tư vấn, phục vụ của doanh nghiệp: Đây là nhóm khách hàng khá khó chiều, nhưng nếu doanh nghiệp có thể đánh trúng và nắm bắt được tâm lý của họ thì có thể thu được rất nhiều lợi ích.
phan-loai-theo-tam-ly-mua-hang

2. Xây dựng chiến lược Opt-ins

Đây là chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp có được những người đăng ký chất lượng. Bởi vì khách hàng chỉ nhấn đăng ký nhận bản tin khi họ thật sự muốn tìm hiểu thông tin mà doanh nghiệp cung cấp. Thông qua đặc điểm này, doanh nghiệp có thể nhận thấy nhóm người đăng ký của mình đã có sự ủng hộ nhất định với thương hiệu. Nhờ đó, tỉ lệ nhận bản tin, mở email và quyết định hành động là rất cao. Cách thu thập email này giúp doanh nghiệp có được danh sách email khách hàng tiềm năng, tối ưu hoá các chiến dịch email marketing hiệu quả hơn.

Để đảm bảo danh sách khách hàng “sạch” hơn thông qua cách này, doanh nghiệp nên cung cấp xác thực hai yếu tố cho người đăng ký của mình. Sau khi khách hàng hoàn tất việc điền thông tin trên form đăng ký, hãy tạo thêm một nút xác nhận để đảm bảo họ không nhấn nhầm và cam kết thông tin đi kèm. Nếu đã đăng ký thành công bước đầu, họ sẽ nhận được một email xác nhận. Trong email này, doanh nghiệp cần cung cấp hai tùy chọn cơ bản, một là nút xác nhận đăng ký, hai là nút hủy đăng ký. Đây là lần xác thực lần thứ hai, với mục đích đảm bảo khách hàng thật sự muốn nhận bản tin và sẽ quan tâm đến bản tin email của doanh nghiệp trong tương lai. 

Xây dựng chiến lược Opt-ins

3. Quản lý tỷ lệ thoát email

Đây là chỉ số quan trọng mà doanh nghiệp cần chú ý khi thực hiện bất kỳ chiến dịch email marketing nào. Hiểu đơn giản, tỷ lệ thoát email chính là tỷ lệ email không được gửi thành công đến người nhận. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này: email người nhận không tồn tại, email người nhận bị quá tải, email bị đánh dấu spam nhiều lần, địa chỉ email của doanh nghiệp bị chặn, doanh nghiệp mắc lỗi đánh máy khi nhập địa chỉ email,… đây đều là những lý do phổ biến khiến email của doanh nghiệp không thể tiếp cận đến khách hàng. Khi xác định được nguyên nhân email bị trả lại, doanh nghiệp có thể tìm ra cách giải quyết hợp lý.

Tỷ lệ bounce của email được chia làm 2 loại, mềm và cứng. Với email bounce mềm, nguyên nhân dẫn đến tình trạng thư bị trả lại có thể do các vấn đề về dung lượng nội dung quá lớn. Để giải quyết, doanh nghiệp có thể thử gửi lại email để hệ thống nhận diện lại. Còn đối với những email bounce cứng, vấn đề xảy ra có thể liên quan đến địa chỉ nhận email, ví dụ như địa chỉ email không có thực. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bắt buộc phải xóa những địa chỉ email đó khỏi danh sách email của mình. Đây cũng là cách thanh lọc danh sách email hiệu quả. 

Quản lý tỷ lệ thoát email

4. Loại bỏ người đăng ký không tương tác

Sẽ luôn có những người đăng ký không tương tác trong danh sách email khách hàng của doanh nghiệp. Họ không mở email, không nhấp vào đường dẫn/nút CTA trong email hoặc không tương tác với email dưới bất kỳ hình thức nào. Do đó, doanh nghiệp nên loại bỏ những người đăng ký không tương tác ra khỏi danh sách email của mình càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp tăng tỷ lệ mở và tỷ lệ nhấp cho các chiến dịch tiếp thị. Ngược lại, việc giữ những người đăng ký không tương tác trong danh sách email sẽ khiến doanh nghiệp phí hoài tài nguyên và nguồn lực mà mình đã đầu tư. Tuy nhiên, trước khi xóa vĩnh viễn những người đăng ký không hoạt động, doanh nghiệp có thể thử gửi cho họ một email cuối cùng để xác nhận liệu họ có muốn hủy đăng ký hay không, hoặc họ mong muốn gì từ email của doanh nghiệp. Trong trường hợp khả quan, những người đăng ký này sẽ cho doanh nghiệp thêm một cơ hội để tương tác lại với họ.

Loại bỏ người đăng ký không tương tác

5. Thiết lập tần suất thanh lọc email định kỳ

Doanh nghiệp cần xây dựng thói quen dọn dẹp email định kỳ bằng cách tạo lịch dọn dẹp danh sách email thông qua việc xem xét số lượng và chất lượng danh sách email. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có được một thói quen thanh lọc danh sách khách hàng hợp lý, giúp đánh giá hiệu quả email marketing được chính xác hơn. 

Thiết lập tần suất thanh lọc email định kỳ

Một danh sách khách hàng chất lượng luôn là nền tảng quan trọng để doanh nghiệp thực hiện chiến dịch email marketing của mình hiệu quả. Vì vậy, việc chú trọng thanh lọc danh sách email khách hàng không bao giờ là dư thừa để tối đa chiến dịch tiếp thị.