Dù bạn là một người viết blog, một biên tập viên hay chỉ là một độc giả thông thường, chắc chắn đã có lúc bạn bắt gặp một tiêu đề vô nghĩa và không liên quan tới nội dung bài viết. Cảm giác lúc đó giống như bạn đang bị lừa, và điều này thì cực kì khó chịu.
Dạng tiêu đề như trên – dạng khiến người đọc phải thốt lên: “Họ (những nhà Marketing) đang nghĩ cái quái gì vậy?” – chính là điều mà tất cả chúng ta cần phải tránh bằng bất cứ giá nào.
Rõ ràng, tiêu đề là một trong những khía cạnh quan trọng nhất đối với một bài viết. Tiêu đề khiến mọi người chú ý. Tiêu đề lôi kéo người đọc nhấp chuột. Và chính tiêu đề (cùng với sự giúp đỡ từ các nội dung trong bài viết) sẽ tạo ra các Lead (người mua có nhu cầu) cho doanh nghiệp bạn.
Bạn đã bao giờ nhìn thiết kế bìa để mua một quyển sách chưa?
Việc đặt tiêu đề cho bài viết trên blog cũng hoạt động với quy tắc tương tự như vậy. Dù nội dung trên blog của bạn có hữu ích và hấp dẫn đến đâu, nhưng nếu tiêu đề không hiệu quả, bài blog đó vẫn sẽ không được người đọc chú ý.
“4 Bí Quyết Viết Tiêu Đề Hấp Dẫn Cho Blog” sẽ cung cấp cho bạn những gợi ý để viết nên một tiêu đề tốt nhất cho trang Blog của doanh nghiệp mình:
1) Sử dụng Working Title trong quy trình sáng tạo tiêu đề:
Trên thực tế hầu như ai cũng gặp khó khăn trong việc đưa ra ý tưởng sáng tạo mới cho một bài đăng blog. May mắn thay, có một giải pháp mà chúng tôi đang sử dụng khá hiệu quả trong quá trình viết blog của mình, đó là Working Title.
Working Title là một chủ đề cụ thể đóng vai trò như một “người dẫn đường” cho nội dung bài Blog của bạn. Ví dụ, bạn viết về chủ đề “Social Media”, vậy Working Title của bạn có thể là “Cách viết Status thu hút trong Mạng xã hội Facebook”
Đối với nhiều người, Working Title thường mơ hồ vì vẫn chưa hoàn thiện. Nhưng một khi đã vượt qua nỗi sợ hãi ban đầu này, bạn sẽ nhận ra rằng Working Title sẽ rất hữu dụng cho công việc của bạn, dù bạn đang bắt đầu lập kế hoạch cho bài đăng Blog tiếp theo hay đang đặt lịch biên tập lại bài viết trong tháng của mình.
Dưới đây là một vài ý tưởng cho các Working Title ở bài viết này:
- X phương pháp hữu dụng nhất cho việc viết X của bạn
- 5 bí quyết để tăng lượng truy cập vào X của bạn
Chúng ta hãy cùng phân tích sâu hơn một chút về hai Working Title này. Thay vì đặt một tựa đề như “10 phương pháp hữu dụng nhất cho việc viết Blog của bạn”, hãy cố gắng sử dụng một Working Title giống như cái mà chúng tôi đã liệt kê ở trên. Nguyên nhân là vì trong ví dụ này, nếu cứ cố gắng gắn tiêu đề với một số lượng cụ thể, việc này có thể khiến bạn ngán ngẩm.
Đó là chưa kể đến việc nếu bài đăng của bạn chỉ đặc biệt nhấn mạnh vào 8 phương pháp hữu dụng nhất, nhưng bạn lại đặt ra tới 10 tiêu chí, bạn sẽ buộc phải điền những nội dung vô nghĩa vào các phương pháp còn trống.
Đương nhiên, người đọc không có nhiều thời gian cho những điều vô nghĩa. Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là tập trung vào chất lượng cốt lõi của bài viết.
2) Tạo ra các tiêu đề có sức ảnh hưởng với khách hàng tiềm năng:
Việc xác định đối tượng người đọc cho Blog của bạn là một công việc vô cùng quan trọng trong Inbound Marketing. Một người làm Content luôn cần phải nhớ rằng họ đang viết cho những khách hàng tiềm năng. Thực tế đã cho thấy, các doanh nghiệp có thể giao tiếp tốt với khách hàng tiềm năng (bằng cách đáp ứng nhu cầu và các mối quan tâm của khách hàng) cũng đồng thời có thể giao tiếp tốt với những khách hàng khác, và nhờ đó, hiệu quả đầu tư vào Marketing của những công ty này cũng gia tăng rõ rệt. Thêm vào đó, bạn có thể dễ dàng nhận thấy rằng những bài Blog có lượt xem và tương tác cao thường là những bài đồng cảm được với độc giả và khách hàng của mình.
Cuối cùng, một tiêu đề không hiệu quả có thể là nhân tố phá hủy sự thành công của một bài viết Blog. Bởi nếu độc giả đọc tiêu đề và cảm thấy không thu hút, họ sẽ không tiếp tục đọc nội dung bài viết. Do vậy, doanh nghiệp đang để lỡ mất cơ hội vàng để thu hút một khách hàng mới hoặc chuyển đổi một Lead Inbound (người mua có nhu cầu trong Inbound).
Tạo ra một tiêu đề hướng tới các khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp là một giải pháp hiệu quả trong Inbound Marketing. Hãy tập trung vào chiến lược cụ thể thay vì chỉ viết như bình thường và hướng đến điều mà người đọc của bạn thực sự quan tâm. Bạn có thể bắt đầu bằng cách điều tra chân dung khách hàng tiềm năng xem anh/cô ấy đang có nhu cầu gì. Ví dụ nếu bạn có khách hàng là một chuyên gia Marketing, cô ấy có thể đang tìm kiếm những nội dung giúp cải thiện chiến lược truyền thông mạng xã hội, giúp làm tăng tỷ lệ chuyển đổi trên Website, hoặc giúp xây dựng một chương trình nuôi dưỡng email có hiệu quả trong việc chuyển đổi Lead thành khách hàng thực sự.
Đặt một tiêu đề có trọng tâm chính là chìa khóa để viết Blog thành công. Hãy chọn một khách hàng tiềm năng chủ yếu của doanh nghiệp, sau đó xây dựng lịch viết và đăng bài đánh thẳng vào nhu cầu của họ và căn chỉnh các từ khóa mà họ sẽ tìm kiếm. Những bài đăng Blog của bạn sẽ không chỉ thu hút những người đọc mới có chất lượng, mà doanh nghiệp cũng đang chăm sóc những Lead đã nằm trong phễu bán hàng (funnel) của bạn bằng cách giúp họ thấy bạn chính là doanh nghiệp phù hợp để kinh doanh với.
3) Viết về những vấn đề của khách hàng:
Khách hàng là đại sứ thương hiệu, là người hâm mộ lớn nhất và là một trong những tài sản giá trị nhất của một doanh nghiệp. Công việc của một người làm Inbound Marketing là giáo dục khách hàng thông qua những nội dung chất lượng cao. Tuy nhiên, đôi khi họ vẫn có những thắc mắc mới về sản phẩm và thương hiệu. Thông thường, họ sẽ đưa những thắc mắc này ra cộng đồng để tìm câu trả lời.
Nếu khách hàng của bạn đang có nhu cầu về kiến thức, có thể có những người khác (những người đọc lí tưởng mà Blog của bạn hướng tới) có thể cũng có những câu hỏi tương tự. Chính vì thế, khi bạn không nghĩ ra đề tài để viết, hãy nghĩ về những thắc mắc của khách hàng và trả lời chúng.
Đương nhiên, bạn có thể tùy ý sáng tạo trong cách đưa ra các câu trả lời. Bạn không nhất thiết phải lật đi lật lại một câu hỏi và đưa ra các giải pháp khả thi. Thay vào đó, bạn có thể viết một bài tổng hợp các câu hỏi mà khách hàng thường gặp, hoặc bạn có thể viết về những quan niệm sai lầm phổ biến trong ngành để nâng cao hiểu biết cho họ.
4) Khi tất cả 3 phương án trên thất bại, hãy sử dụng tài nguyên của bạn:
Cuối tuần luôn là khoảng thời gian giới hạn của sự sáng tạo bởi bạn đã làm việc hơn 50 tiếng và chỉ muốn nghỉ ngơi. Trong những trường hợp như trên, nếu bạn không thể tìm thấy bất kì ý tưởng mới mẻ nào dù đã cố gắng hết sức, vậy bạn sẽ làm gì?
Câu trả lời là hãy tận dụng nguồn lực sẵn có. Bạn có thể tham khảo để tìm kiếm cảm hứng viết bài cho mình qua những tài liệu như:
- Các ấn phẩm ngành – để tìm kiếm các xu hướng và các tiêu đề bắt mắt.
- Thực tế xã hội – hãy đi xuống đường và nhìn vào những vấn đề mà mọi người đang bàn tán; đó là một phương pháp khá hiệu quả để gợi lên các ý tưởng mới và khiến công việc của bạn suôn sẻ trở lại.
- Những tài liệu lưu trữ – hãy nhìn vào các chủ đề từng gây được tiếng vang đặc biệt với đối tượng độc giả của bạn và sau đó suy nghĩ về việc làm một việc tương tự nhưng theo một phương pháp khác sáng tạo hơn (ví dụ, nếu bạn đã viết một bài về “những phương pháp hữu dụng nhất cho việc viết Blog”, hãy thử suy nghĩ về việc viết một bài khác về “những sai lầm cần tránh khi viết Blog”).
Tất cả các nhà Marketing đang phải đối mặt với một cuộc cạnh tranh gay gắt trong thế giới Blog trong Inbound Marketing. Vậy nên để thu hút được khách hàng, hãy tập trung tâm trí của bạn vào bài viết và cố gắng tạo ra một tiêu đề Blog kết hợp được những lời khuyên tôi đã liệt kê ở trên. Tin tôi đi, bài viết Blog của bạn sẽ bắt đầu tạo ra nhiều lượt xem và nhận được sự chú ý trong một thời gian dài.
Nguồn: Hubspot – Dịch & Biên tập: IMP
Vui lòng để nguồn Inbound Marketing Blog khi đăng tải lại bài viết này