CLV – giá trị vòng đời khách hàng luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu mà mọi doanh nghiệp cần quan tâm, bao gồm những cửa hàng thương mại điện tử. Để tăng CLV hiệu quả và nhanh chóng, đừng bỏ qua khâu email marketing với 3 bước sau đây.
1. Phân đoạn danh sách khách hàng
Doanh nghiệp có thể phân đoạn danh sách email khách hàng theo các chỉ số CLV hiện tại có được. Mặc dù các chỉ số này có thể thay đổi, việc phân đoạn danh sách khách hàng sẽ cho doanh nghiệp một cái nhìn tổng thể về vị trí của họ trên thị trường. Bên cạnh đó, nó cũng cho phép doanh nghiệp tập trung vào các phân đoạn có CLV thấp hơn. Trên thực tế, doanh nghiệp có thể sử dụng cách này để tạo ra những phạm vi về nhóm khách hàng không còn hoạt động và nhóm khách hàng trung thành lặp lại. Doanh nghiệp cũng sẽ nhận thấy thường có hai nhóm người đăng ký: nhóm rất ít sinh lời và nhóm mang lại nhiều lợi nhuận.
Qua đó, doanh nghiệp có thể hình dung đường cong giá trị vòng đời khách hàng điển hình sẽ trông như thế nào.
Doanh nghiệp có thể sử dụng đường cong CLV ba nhóm khách hàng này như một chiếc kim chỉ nam để phân đoạn danh sách khách hàng qua email doanh nghiệp. Doanh nghiệp thậm chí có thể tiếp tục phân đoạn các nhóm khách hàng đã được phân đoạn của mình thành nhiều nhóm cụ thể hơn dựa trên các số liệu có được, bao gồm CLV. Phương pháp này sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một nền tảng vững chắc hơn để tăng CLV của mình.
2. Tập trung đồng đều vào việc chuyển đổi, tối ưu hóa và giữ chân khách hàng
Để tăng CLV bằng email marketing, doanh nghiệp nên đặt ra 3 mục tiêu chính. Để hiểu rõ về ba mục tiêu này, hãy cùng nhìn lại 3 nhóm khách hàng chính: nhóm không sinh lời, nhóm sinh lời và nhóm sinh lời nhiều.
- Mục tiêu số 1: Có được khách hàng mới trong danh sách email và thúc đẩy nhóm không sinh lời trở thành nhóm sinh lời. Nói cách khác, doanh nghiệp cần có những người đăng ký mới.
- Mục tiêu số 2: Duy trì nhóm sinh lời và nhóm sinh lời ổn định.
- Mục tiêu số 3: Chuyển đổi khách hàng từ nhóm không sinh lời trở thành nhóm sinh lời, hoặc tập trung chuyển nhóm sinh lời trở thành nhóm rất sinh lời.
Ba mục tiêu này đều quan trọng như nhau, doanh nghiệp sẽ dễ dàng thất bại nếu bỏ qua 1 hoặc 2 trong số 3 mục tiêu kể trên. Mục tiêu số 1 chính là tập trung vào việc chuyển đổi, trong khi mục tiêu số 2 và số 3 thuộc về tối ưu hóa và giữ chân khách hàng.
Đầu tiên, nếu doanh nghiệp có thể tối ưu các chiến lược chuyển đổi, việc xây dựng danh sách email khách hàng trên một nền tảng ổn định là không hề khó. Doanh nghiệp nên đầu tư vào những email chào mừng khách hàng mới, tạo cho họ một ấn tượng đầu tiên tốt đẹp về doanh nghiệp vì điều này có thể ảnh hưởng đến số tiền khách hàng chi cho doanh nghiệp.
Tiếp theo, khi nói đến việc tối ưu hóa tiếp thị qua email, tất cả những gì cần làm chính là gửi đúng thông điệp đến đúng người vào đúng thời điểm. Tối ưu hóa email là một lĩnh vực nghiên cứu riêng biệt, cần rất nhiều lần thử nghiệm mới có thể tìm được phương pháp phù hợp nhất với doanh nghiệp và khám phá ra công thức thực hiện email marketing hoàn hảo cho thương hiệu của mình.
Cuối cùng chính là giai đoạn giữ chân khách hàng. Hãy giữ chân khách hàng bằng cách đem đến cho họ những trải nghiệm tuyệt vời với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Đây là một chiến lược dài hạn, đòi hỏi quá trình tiếp cận đa diện trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng của họ. Đặc biệt, đừng nên quá chú tâm vào nhóm khách hàng mới mà không làm hài lòng nhóm khách hàng cũ của doanh nghiệp.
3. Cá nhân hóa với các chiến dịch của doanh nghiệp
Đôi khi, những email được cho là tệ chỉ vì nó quá nhàm chán với khách hàng. Một email có thể được hoàn thiện về mọi mặt và hoàn hảo về mặt lý thuyết, tuy nhiên, lại không có kết quả khi ứng dụng thực tế. Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp cần đảm bảo mọi email được gửi đi đều có mục đích cụ thể. Doanh nghiệp muốn gửi một email đến khách hàng với những thông tin về một đợt giảm giá hay một bản cập nhật về ứng dụng đang được phát triển, miễn là có nội dung và mục đích cụ thể, email này sẽ tạo được hiệu quả mạnh mẽ.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng cần một dịp trọng đại để gửi email cho khách hàng. Đôi khi, giữ sự kết nối giữa khách hàng với doanh nghiệp chính là toàn bộ những gì cần làm để tối đa giá trị vòng đời khách hàng. Trước khi gửi bất kỳ email nào, doanh nghiệp cần tự hỏi “Mục đích của email là gì?”. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải trung thực với chính mình và nhận thấy rằng có rất nhiều email vô nghĩa được gửi đi – thứ có thể giết chết CLV và ngăn chặn sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Trên đây là 3 bước để tăng CLV bằng email marketing? Nếu doanh nghiệp muốn có những bước tiến mới trong việc tiếp thị với email trong thời đại mới, đừng ngại áp dụng ngay cho việc kinh doanh.