Xây dựng và điều hành một doanh nghiệp không phải là chuyện đơn giản. Chắc chắn là doanh nghiệp hiểu rõ điều này. Và để doanh nghiệp có được các hoạt động tiếp thị bán hàng hiệu quả, mang lại doanh thu tốt là chuyện còn khó khăn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, Inbound Marketing có thể giúp doanh nghiệp giải quyết được bài toán khó đó. Trong thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp đã triển khai các hoạt động Inbound Marketing và thu được kết quả tích cực. Các khảo sát cho thấy lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp đã tăng 42% kể từ năm 2008 nhờ vào Inbound Marketing. Tổng số lượng Lead cũng tăng hơn 172%.

Các con số trên quả là rất ấn tượng trong giai đoạn nền kinh tế ảm đạm như hiện nay, và chắc chắn sẽ kích thích các doanh nghiệp bắt đầu tìm hiểu và đưa Inbound Marketing vào các kế hoạch sắp tới. Nhưng doanh nghiệp sẽ phải bắt đầu từ đâu? Đừng quá lo lắng, chúng tôi ở đây để giúp doanh nghiệp bạn. Chỉ với 5 bước đơn giản, doanh nghiệp bạn có thể áp dụng ngay Inbound Marketing.

Bước 1: Vẽ ra “chân dung khách hàng lý tưởng”

Vẽ ra "chân dung khách hàng lý tưởng"

Khách hàng thường rất đa dạng, nhưng chắc chắn có những khách hàng bạn biết là phù hợp nhất với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mình, cũng như sẵn sàng chi tiền cho chúng. Đó chính là “khách hàng lý tưởng”. Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ nhóm đối tượng khách hàng này, hiểu rõ các vấn đề của họ và cách làm cho họ hứng thú với cách tiếp thị của doanh nghiệp. Để làm được điều trên, bạn cần phải vẽ ra “chân dung khách hàng lý tưởng”.

chân dung khách hàng lý tưởng

Một “chân dung khách hàng lý tưởng” là một bảng mô tả những đặc điểm và tính cách của khách hàng lý tưởng. Người này có thể không tồn tại, nhưng công việc của họ, lịch hoạt động mỗi ngày, các vấn đề họ gặp phải… là có thật. Bạn hãy nghĩ về những khách hàng của chính mình, xem thử khách hàng của bạn là ai, có những vấn đề và khó khăn gì cần bạn giúp đỡ? Nghĩ về những câu hỏi họ thường (hoặc sẽ) đặt ra cho bạn, khái quát tất cả những thông tin đó và xây dựng “chân dung khách hàng lý tưởng” cho doanh nghiệp mình. Thông thường mỗi doanh nghiệp có nhiều loại khách hàng lý tưởng, nên bạn hãy tạo ra khoảng 2-4 “chân dung khách hàng lý tưởng” khác nhau cho mình.

Một gợi ý cho bạn là hãy khảo sát những khách hàng hiện tại và đặt ra các câu hỏi gợi mở để thấu hiểu hơn, và có được những “chân dung khách hàng lý tưởng” chính xác hơn. Một vài câu hỏi bạn có thể dùng:

  • Thuộc tính nhân khẩu học (tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, thu nhập…) của họ.
  • Công việc và số năm kinh nghiệm của họ?
  • Họ làm gì thường ngày?
  • Họ có nhu cầu gì?
  • Họ đang gặp những khó khăn gì?
  • Mục tiêu của họ trong công việc, cuộc đời?
  • Họ đọc thông tin ở những nguồn nào?
  • Họ thường sử dụng hệ thống Mạng xã hội nào?

Sau khi đã có đầy đủ thông tin, bạn sẽ hiểu được khách hàng lý tưởng của mình ra sao, từ đó xây dựng các chiến lược và nội dung Marketing phù hợp với họ. Lưu ý quan trọng, hãy kiểm tra và hoàn thiện những “chân dung khách hàng tiềm năng” thường xuyên (mỗi tháng 1 lần) để “chân dung” của họ chính xác hơn, rõ ràng hơn và hữu ích hơn.

Bước 2: Xác định đúng các từ khóa

Xác định đúng các từ khóa

Sau khi doanh nghiệp đã hiểu được khách hàng của mình, hãy xác định những từ mà họ sử dụng khi tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn trên Google. Hãy đọc lại những đặc điểm của khách hàng lý tưởng để có thêm nhiều ý tưởng tốt. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng những công cụ như Google Keyword Planner hay Ubersuggest để có được những từ khóa chính xác nhất.

Bước 3: Khám phá ra những câu hỏi mà doanh nghiệp của bạn đang có thắc mắc

Khám phá ra những câu hỏi mà doanh nghiệp của bạn đang có thắc mắc

Sau khi đã có được những từ khóa ở bước 2, doanh nghiệp sẽ tìm những cụm từ khóa và những câu hỏi cơ bản mà khách hàng mục tiêu sẽ thắc mắc. Tôi khuyên doanh nghiệp bạn nên làm việc này với đội ngũ bán hàng, những người thường xuyên tiếp xúc và trả lời tất cả những gì khách hàng hỏi họ. Hãy cùng họ lập ra một danh sách những câu hỏi, khó khăn, vấn đề, nhu cầu… mà khách hàng đang gặp phải và cần thông tin giải đáp.

Những câu hỏi được tìm ra ở bước này sẽ là cơ sở cho bước 4.

Bước 4: Xác định các giai đoạn mua

Xác định các giai đoạn mua

Tất cả gần như hoàn thiện rồi! Bây giờ chúng ta đã biết khách hàng của mình là ai, cách họ tìm kiếm thông tin trên internet và họ đang tìm kiếm những thông tin gì. Việc tiếp theo cần làm là phối hợp cả ba giai đoạn trên vào Phễu mua (Buying Funnel). Phễu mua được chia thành 3 phần:

  • Khách hàng ở Chóp phễu: giai đoạn khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp đang trong giai đoạn khảo sát nghiên cứu.
  • Khách hàng ở Thân phễu: giai đoạn khách hàng cam kết ổn định hơn, vì họ đang tìm kiếm doanh nghiệp tốt nhất để ra quyết định.
  • Khách hàng ở Đáy phễu: giai đoạn khách hàng đã sẵn sàng mua hàng nhưng có thể vẫn cần một lực đẩy để có quyết định đúng đắn.

Bước 5: Tạo ra những nội dung tuyệt vời!

Tạo ra những nội dung tuyệt vời!

Tôi biết rằng việc tạo ra những nội dung hữu ích không hề đơn giản nhưng đây là quá trình cần thiết của Inbound Marketing và việc này giúp doanh nghiệp trở nên vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Bây giờ doanh nghiệp đã có tất cả các mảnh ghép cần thiết, và đây chính là lúc bạn bắt đầu tạo ra những nội dung hướng tới các khách hàng lý tưởng. Nội dung của doanh nghiệp bạn sẽ chứa những từ khóa đúng đắn ở bước 2, giải đáp tất cả những thắc mắc của khách hàng mà bạn đã tìm ra ở bước 3 và giúp họ đưa ra các quyết định hợp lý như bước 4.

Doanh nghiệp bạn cần phải luôn nhớ rằng, hãy tạo ra những nội dung hữu ích cho khách hàng tiềm năng, chứ không phải là ai khác. Rất nhiều doanh nghiệp khác viết rất nhiều nội dung nhưng không hề có đối tượng mục tiêu rõ ràng, và kết quả là không kiếm được lead nào cả (và họ cho rằng viết nội dung là không hiệu quả?). Còn doanh nghiệp bạn, chỉ cần một số lượng nội dung vừa đủ, nhưng hãy khác biệt và hữu ích.

Bây giờ, đến lượt doanh nghiệp bạn hành động

Doanh nghiệp bạn hiểu gì về khách hàng của mình? Điều gì gây khó khăn cho doanh nghiệp khi vẽ ra “chân dung khách hàng lý tưởng” của chính mình? Doanh nghiệp bạn còn thắc mắc nào khác cần hỗ trợ? Hãy comment ngay bên dưới để cùng thảo luận nhé.

Nguồn: Stargazer Digital – Dịch & Biên tập: IMP
Vui lòng để nguồn Inbound Marketing Blog khi đăng tải lại bài viết này